Người Bị Gai Cột Sống Có Nên Tập Gym Không ? Tập gym là hoạt động thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, với những người bị gai cột sống, liệu điều này có nên hay không ?
Gai cột sống (Spondylosis) là một bệnh lý thuộc nhóm thoái hóa cột sống. Thuật ngữ đề cập đến tình trạng các xương sống xuất hiện các mỏm gai ở mặt trước và hai bên đĩa sụn, đốt sống và dây chằng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thoái hóa tự nhiên, viêm khớp cột sống mạn tính, sự lắng đọng canxi lâu ngày, chấn thương, tai nạn…
Bệnh phát triển chủ yếu tại khu vực cột sống cổ, cột sống thắt lưng, một vài trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện, gai cột sống có thể xuất hiện ở cột sống ngực (hiếm gặp).
1. Người Bị Gai Cột Sống Có Nên Tập Gym Không ?
Hầu hết người bị gai cột sống đều xuất hiện triệu chứng co cứng, nhức mỏi cột sống và sau đó là cảm giác đau tại khu vực xuất hiện các mỏm gai. Cơn đau được cảm nhận rõ ràng hơn khi bệnh nhân di chuyển nhanh, mạnh. Khi gai cột sống chèn ép lên dây thần kinh thực vật, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình nghiêm trọng hơn như tê bì, nhức mỏi, rối loạn tiểu tiện…
Bên cạnh việc dùng thuốc để khắc phục tình trạng trên, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, phong cách sinh hoạt hằng ngày (ăn uống, vận động) cho phù hợp. Việc áp dụng các biện pháp thể dục thể thao quá sức chịu đựng như cử tạ, thể dục dụng cụ, hoặc các bài tập vận động quá lao lực và khó khăn đều dễ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Theo đó, bệnh nhân bị bệnh gai cột sống nói riêng và xương khớp nói chung nếu muốn bắt đầu một bài tập thể hình nào đều nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và xây dựng chương tình tập luyện phù hợp, tránh luyện tập không đúng cách khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.
1.1. Một Số Lưu Ý Giúp Tập Gym Đúng Cách:
Để tập gym đúng cách và hiệu quả, trong quá trình thực hiện các bài tập, bạn cần lưu ý một số thông tin sau đây:
Chọn trang phục luyện tập phù hợp:
Trang phục tập gym nên thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi. Hạn chế mặc đồ quá ôm, bó sát gây khó chịu cho cơ thể.
Khởi động nhẹ nhàng và thư giãn sau khi tập:
Trước khi bắt đầu mỗi bài tập thể hình, bạn nên dành 10 – 15 phút để khởi động để làm nóng cơ thể. Kết thúc mỗi bài tập, nên tắm lại bằng nước ấm để giãn cơ và các mạch máu.
Tập các bài tập riêng dành cho người bị gai cột sống:
Tham khảo ý kiến của bác sĩ, huấn luyện viên hoặc người có kinh nghiệm về bệnh gai cột sống để được tư vấn bài tập và cường độ tập luyện phù hợp.
Tập trung cao độ khi luyện tập:
Tập luyện gym điều độ, đúng kỹ thuật và đúng cách sẽ hạn chế tối đa tình trạng đau cột sống, căng cứng các cơ, giảm đau, gai cột sống. Với bệnh nhân bị gai cột sống thắt lưng, bạn nên mang các đai đeo lưng để nâng đỡ cột sống, hạn chế chấn thương.
Các bài tập nên tránh:
Thực hiện các bài tập sau có thể khiến cho tình trạng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:
Nhất vật nặng qua đầu.
Đặt vật nặng lên vai.
Gập cơ bụng (không thích hợp cho người bị đau lưng, cổ).
Chống đẩy (động tác này có thể gây đau phần vai và lưng).
Bài tập xoay lưng hoặc xoay cổ quá mức.
Chạy bộ, bóng rổ.
1.2. Các Môn Thể Thao Khác Phù Hợp Cho Người Bị Bệnh Gai Cột Sống:
Ngoài gym, bạn vẫn có nhiều sự chọn lựa khác để hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống, bao gồm:
Đi bộ:
Đây là giải pháp được nhiều người chọn lựa bởi tính chất đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn công sức nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút – 1 tiếng đi bộ với tốc độ vừa phải, kết hợp hít thở sâu là có thể cải thiện sức khỏe xương khớp và giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tập yoga:
Yoga là bộ môn phát huy tác dụng rất tốt trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống. Tập yoga đều đặn giúp cho cơ, xương và các khớp luôn dẻo dai, linh hoạt. Nếu cảm thấy đau nhức trong quá trình thực hiện, bạn có thể dừng lại một chút để nghỉ ngơi.
Bơi lội:
Một trong những hoạt động thể dục thể thao góp phần không nhỏ đến việc cải thiện chức năng xương khớp, giảm mật độ các gai xương cột sống đó là bơi lội. Bên cạnh đó, bơi lội còn giúp cơ thể linh hoạt, dẻo dai, hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến xương khớp.
Tóm lại, người bị gai cột sống có thể tập gym. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn lựa những bài tập phù hợp, cường độ luyện tập nên vừa phải. Tránh tuyệt đối các bài tập mạnh, quá sức, tập luyện cường độ cao trong thời gian dài vì điều này có thể khiến gai xương chèn ép mạnh vào thần kinh, gây đau đớn dữ dội. Bên cạnh việc luyện tập gym, bạn cũng có thể cân nhắc đến hoạt động vận động nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe xương khớp khác như đi bộ, bơi, yoga…
2. Cây Sói Rừng Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Đau Nhức Xương Khớp:
- Theo Đông y, Cây Sói Rừng có vị đắng cay, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khư phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Trong dân gian, rễ cây được ngâm rượu, uống chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống hỗ trợ trị bệnh lao, hoặc giã đắp hỗ trợ trị rắn cắn, ngâm rượu xoa bóp hỗ trợ trị vết thương, mụn nhọt, phong thấp, đau nhức xương. Theo Perrot và Hurrier (1906), toàn bộ cây sói rừng cũng được dùng để hỗ trợ trị bệnh động kinh.
- Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, sói rừng có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aureus, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bacillus coli, trực khuẩn mủ xanh bacillus pyocyaneus; trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn salmonella typhosa… Lá có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất; rễ và cành tươi có tác dụng mạnh hơn rễ và cành khô.
- Hỗ trợ điều trị ho, suy nhược, viêm khớp, đau nhức xương, nắn bó gẫy xương làm giảm u bướu, giảm ứ đọng máu, cải thiện chức năng tuyến tụy, hỗ trợ trị đau dạ dầy. Toàn cây Hoa sói rừng có cả tác dụng chống ung thư, lẫn tác dụng kháng khuẩn, nên dùng để hỗ trợ trị ung thư có biến chứng nhiễm khuẩn rất tốt. Đã thấy có hiệu quả tốt hơn đối với các loại ung thư dạ dầy, ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư thực quản, bệnh bạch cầu và sarcom lưới dòng lympho.
- Cây Sói rừng cũng có tác dụng mạnh chống lại ôxi hóa, giúp giải nhiệt, tiêu độc, làm tăng sự sản xuất các tiểu cầu trong máu (từ đó giúp tiêu trừ các huyết khối), tăng tuần hoàn máu và chống viêm. Cũng có các tài liệu cho rằng S. glabra giúp giảm mệt mỏi trong điều trị ung thư và được đề xuất sử dụng như một giải pháp thay thế trong điều trị, nhưng chưa có thử nghiệm nào chứng thực điều này.
- Sói rừng được sử dụng như một tác nhân dự phòng hóa học, trên bệnh nhân điều trị bằng tác nhân hóa trị liệu, do có cả 2 tác dụng tăng cường miễn dịch và ức chế phát triển của tế bào ung thư. Nước sắc toàn cây sói rừng có tác dụng thực bào, một dạng của tác dụng chống ung thư, nhưng tinh dầu của sói rừng, lại có tác dụng ức chế thực bào, giống như tác dụng không mong muốn của cyclophosphamid, vì vậy trước khi sử dụng sói rừng, nên đun sôi thật kỹ, để loại bỏ tinh dầu. isoilaxidin chiết xuất từ cây sói rừng, có tác dụng ức chế manh bệnh bạch cầu dòng lympho.
Những Ai Nên Dùng Cây Sói Rừng ?
- Người phong tê thấp, viêm khớp dạng thấp, thống phong (bệnh gout ), viêm phổi, viêm phế quản, viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, đòn ngã tổn thương, gãy xương…
Cách Dùng Cây Sói Rừng:
- Liều dùng mỗi ngày là 15 – 30 gr / ngày. Có thể sắc uống, tán thành bột uống chung với rượu, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Phân Phối Cây Sói Rừng Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cây Sói Rừng Giá: 130.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Cây Sói Rừng Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cây Sói Rừng Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Người Bị Gai Cột Sống Có Nên Tập Gym Không ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Gừng, Bột Quế, Cao Atiso, Cao Atiso Trường Xuân, Cao Chè Vằng, Lá Sen, Hồng Hoa, Lá Hồng Rừng, Lá Tắm Người Dao, Lá Huyết Dụ, Tam Thất Nam, Trà Hoa Hồng, Cây Ích Mẫu.
Để lại một bình luận