Một Số Cách Dùng Vị Thuốc Trần Bì: Theo Đông y, Trần Bì có vị cay đắng, tính ôn; vào kinh tỳ và phế, trần bì có tác dụng lý khí điều trung, hoá đàm, tiêu tích, chỉ khái. Trị khí trệ, khí hư, bụng ngực đầy tức, nôn nấc, ăn kém chậm tiêu, viêm khí phế quản ho đờm nhiều (phế khí mất tuyên thông). Liều dùng 3 – 10g bằng cách nấu, hãm.
Trần bì còn có tên vỏ quýt, quất bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne = Citri exocarpium), là vỏ quả chín già để khô của cây cam quất (Citrus sp.), thuộc họ cam (Rutaceae). Vỏ quýt khô để lâu năm càng tốt. Trong vỏ quýt có các tinh dầu limonen, xitral, linalool, terpineol và các hợp chất khác (hesperidin…). Có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, chống co giật, chống viêm và chống dị ứng; có tác dụng dạng androgen mức độ nhẹ nên hỗ trợ nam giới trong sinh hoạt tình dục (Nam bất thiểu trần bì).
Một Số Cách Dùng Vị Thuốc Trần Bì:
Bài Thuốc Dùng Trần Bì:
Ôn vị, chống nôn: quất bì 12g, gừng sống 8g. Sắc uống. Trị dạ dày lạnh, nôn ợ hơi.
Hoá đờm, trị ho:
Bài 1: Nhị trần thang: trần bì 8g, bán hạ 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị ho đờm vướng trong cổ không ra được.
Bài 2: trần bì 500g, cát cánh 125g, cam thảo 1000g. Nghiền bột mịn, làm hoàn. Uống lúc sáng sớm và tối, mỗi lần 8g. Trị viêm phế quản cấp tính.
Hỗ trợ nam giới suy giảm tình dục:
Bài 1: trần bì 20g, phấn hoa 15g, mật ong 30ml. Trần bì hãm, lọc lấy 200 – 300ml nước; hòa tan phấn hoa và mật ong. Chia uống 2 lần trong ngày. Trị rối loạn cương do tâm thận bất giao
Bài 2: trần bì 15g, hương phụ 15g, lộ lộ thông 20g, uất kim 10g, mật ong 30ml. Hãm hoặc sắc dược liệu lấy 200 – 300ml nước; để nguội, cho mật ong vào khuấy tan. Chia uống 2 lần trong ngày. Trị rối loạn cương do can uất.
Hỗ trợ điều trị rối loạn hệ tiêu hóa, trẻ bị suy dinh dưỡng:
Dùng 6 gram Trần bì, 4 gram Chích thảo cùng với Đảng sâm, Bạch linh và Bạch truật mỗi vị 8 gram. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng hoặc có thể tán thành bột mịn hòa với nước để dùng.
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, tỳ cam:
Dùng 40 gram Trần bì cùng với Kha tử nhục, Chích thảo và Thanh bì mỗi vị 20 gram. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, sử dụng 8 gram/ lần sắc cùng với một chén nước cô đặc còn nửa chén để uống, dùng khi thuốc còn nóng, dùng trước mỗi bữa ăn.
Hỗ trợ điều trị nứt nẻ da:
Dùng một ít Trần bì đem tán thành bột mịn rồi cho thêm một ít dầu thực, trộn đều đến khi đạt độ sền sệt. Thoa một ít hỗn hợp trên lên vùng da bị nứt nẻ, khi khô cần rửa lại bằng nước sạch.
Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ:
Dùng Trần bì và Hoa trà mỗi vị 3 gram cùng với 5 gram Bạch linh. Đem các vật liệu trên đun lấy nước để dùng.
Hỗ trợ điều trị trĩ chảy máu:
Dùng Trần bì, Hoa hòe, Trắc bách diệp mỗi vị 4 gram; Thăng ma, Sài hồ, Cam thảo mỗi vị 6 gram; Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram Đương quy. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng, dùng trước bữa ăn khoảng 60 phút.
Hỗ trợ giúp giải rượu:
Dùng 30 gram Trần bì, 5 gram Sinh khương cùng với 2 quả Ô mai mơ (bỏ phần hột), đem các vị thuốc trên thái nhỏ rồi nấu cùng với nước, để nước nguội bớt rồi dùng.
Một Số Cách Dùng Vị Thuốc Trần Bì
Món Ăn Thuốc Có Trần Bì:
Cháo trần bì: trần bì 15 – 20g, gạo tẻ 150g. Sắc trần bì lấy nước, cho gạo vào nước sắc trần bì để nấu cháo; khi ăn thêm chút đường, muối gia vị, tuỳ theo khẩu vị. Thích hợp cho người đầy bụng đau quặn, buồn nôn, nôn, ho có đờm.
Cháo trần bì phục linh đại táo: trần bì 10g, phục linh 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Trần bì, phục linh gói cho vào túi vải, cho vào nồi nấu với gạo tẻ và đại táo thành cháo, khi cháo chín nhừ, vớt bỏ túi dược liệu; chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người tâm thần phân liệt, trầm uất, kích động.
Gà hầm trần bì nhục quế: gà 1 con, trần bì 10g, nhục quế 6g. Gà làm sạch thái miếng; trần bì rửa sạch thái mỏng; nhục quế tán bột hoặc đập vụn. Tất cả cho vào nồi, thêm nước, nấu chín, cho muối gia vị. Ăn trong ngày. Liên tục 5 ngày. Món này rất tốt cho người mắc chứng lao xương, lao khớp.
Canh cá diếc trần bì: cá diếc 1-2 con (khoảng 500g), trần bì 12g, quyết minh tử 10g. Cá đánh vảy bỏ ruột; trần bì, quyết minh tử gói trong túi vải xô cùng nấu với cá, khi cá chín nhừ thì lấy bỏ gói bã thuốc, thêm gia vị phù hợp. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 5 – 10 ngày. Dùng tốt cho người viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, viêm võng mạc trung tâm có các biểu hiện thị lực giảm, cảm giác ruồi bay và ám điểm trước mắt, đau đầu, đau nhức mắt, buồn nôn, nôn.
Gà kho trần bì hương phụ: trần bì 20g, hương phụ (sao dấm) 15g, thịt gà 80g – 100g. Dược liệu nấu lấy nước, lọc bỏ bã, kho với thịt gà đã thái miếng đến khi cạn nước, thêm gừng tươi (đập vụn), hành, gia vị đảo lại trên bếp là được. Thích hợp cho người bị đau loét dạ dày, tá tràng, trướng bụng đầy hơi, đau vùng thượng vị, đau thần kinh liên sườn, đau tức vùng ngực.
Nước hãm trần bì: trần bì 30g nướng phồng tán mịn pha nước uống hoặc uống với nước. Dùng cho người bị nấc sau khi ăn.
Tác Dụng Của Trần Bì:
Tốt đối với cơ trơn của ruột và dạ dày:
Theo Trung Dược Học, tinh dầu trần bì có công dụng kích thích đường tiêu hóa, giúp ruột bài khí tích trệ ra ngoài một cách dễ dàng. Đồng thời giúp tăng tiết dịch vị và làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột.
Hỗ trợ chống loét và kháng viêm:
Thành phần hóa học chứa trong trần bì bao gồm A-Humulenol acetat và Humulene có tác dụng giống như vitamin P. Nếu đem chích Humulene vào ổ bụng của chuột nhắt với liều 170 – 250 mg/kg, giúp làm giảm tính thẩm thấy của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng. Với liều 10 mg Humulene còn có công dụng kháng histamin. Còn hoạt chất A-Humulenol có tác dụng làm giảm sự điều tiết dịch vị dạ dày, hạn chế tình trạng viêm loét ở dạ dày.
Hỗ trợ bình suyễn, khu đàm:
Thành phần hóa học trong trần bì được xem là thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, giúp làm tăng tiết dịch và loãng đờm. Bên cạnh đó, xuyên trần bì có tác dụng làm giãn phế quản và hạ cơn hen. Sử dụng dịch cồn chiết xuất từ quất bì có thể ngăn chặn cơn co thắt phế quản ở chuột lang do histamin gây ra.
Hỗ trợ kháng khuẩn:
Trần bì có tác dụng ức chế sự sinh trường của các chủng khuẩn như trực khuẩn dung huyết hoặc ái huyết, tụ cầu khuẩn.
Tốt đối với hệ tim mạch:
Nước sắc của trần bì tươi hoặc dịch chiết của trần bì với cồn ở liều lượng bình thường có tác dụng hưng phấn tim. Nếu dùng ở liều lượng lớn có công dụng ức chế. Tiêm dịch chiết vào tĩnh mạch của chó và thỏ thấy có tác dụng làm tăng huyết áp nhưng khi bơm vào dạ dày không có tác dụng trị liệu.
Tác dụng khác:
Theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược, trần bì có công dụng chống dị ứng, ức chế cơ trơn của tử cung và lợi mật.
Lưu ý:
Thực nhiệt, khí hư, ho khan do âm hư, thổ huyết: kiêng dùng (Trung Dược Học).
Không có thấp, không có đờm, không ứ trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân Phối Trần Bì Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Trần Bì Giá: 160.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Trần Bì Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Trần Bì Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Một Số Cách Dùng Vị Thuốc Trần Bì”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Cao Atiso Trường Xuân, Cao Bá Bệnh Trường Xuân, Cao Atiso, Cây Lá Gan, Cây Mật Gấu, Diệp Hạ Châu, Hoa Atiso, Hoàng Bá, Lá Dâu, Rễ Cây Atiso, Xạ Đen, Nhân Trần, Quả Dứa Dại, Cà Gai Leo, Kha Tử, Cát Cánh, Chỉ Thực, Cây Bọ Mắm, Quả La Hán, Mạch Môn, Xuyên Tâm Liên.
Để lại một bình luận