Tìm Hiểu Về Bệnh Gai Xương Khớp Gối: Theo các nghiên cứu và đánh giá mới đây của tổ chức JAMA, gai xương khớp gối là bệnh lý đang gây ảnh hưởng tới 10 triệu người dân Mỹ có độ tuổi từ 45 trở lên. Hiện nay, căn bệnh gai xương khớp gối đang ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là tại các nước có nền kinh tế đang phát triển.
Khớp gối là vị trí khớp lớn nhất trong hệ thống các khớp và đây cũng là bộ phận chịu áp lực rất lớn từ cơ thể. Nhưng khi bước vào giai đoạn trung niên, các sụn khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa do collagen type 2 chiếm tỷ lệ rất cao. Quá trình gai xương khớp gối ở người trẻ thường có biểu hiện âm thầm và rất khó để nhận biết cho đến khi bệnh có dấu hiệu biến chứng.
1. Tìm Hiểu Về Bệnh Gai Xương Khớp Gối:
Gai xương khớp gối thuộc một dạng của thoái hóa, bệnh rất phổ biến ở người có độ tuổi từ 45 trở lên. Gai xương khớp gối được hình thành do sụn bị ăn mòn và tạo nên sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bề mặt xương khớp kèm theo đó là phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy trong xương.
Lúc này, cơ thể đưa ra quá trình tự sửa chữa các vị trí tổn thương nhưng lại bị nhầm lẫn. Thay vì sửa chữa khớp, cơ thể lại duy trì hoạt động tạo lại quá trình ban đầu nên dẫn đến hiện tượng gai xương. Nói cách khác, gai xương khớp gối được hình thành bởi các tổn thương tại đầu khớp bao gồm sụn khớp, xương dưới màng cứng, dây chằng, nang và màng hoạt dịch… Điều này gây nên những cơn đau nhức và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vận động.
Các thống kê của JAMA cho thấy, có khoảng 20% dân số trên toàn thế giới phải nhập viện điều trị gai khớp đầu gối mỗi năm, trong đó có hơn 6% bệnh nhân cần phải thực hiện các phẫu thuật khớp gối để duy trì chức năng vận động. Thoái hóa khớp gối cũng có những biểu hiện tương đương với bệnh viêm xương khớp đầu gối (OA) nên rất dễ bị nhầm lẫn. Gai xương khớp gối là bệnh lý có thể được chẩn đoán qua hình ảnh X-quang.
1.1. Nguyên Nhân Gây Gai Khớp Gối:
Gai xương khớp gối thường bắt nguồn từ các nguyên nhân cụ thể như là:
Lão hóa tự nhiên:
Ở một giai đoạn nhất định, đặc biệt là sau tuổi 40 thì cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa rõ ràng từ da, xương khớp và các vấn đề khác. Lúc này, hệ thống xương khớp có dấu hiệu làm việc kém hiệu quả, thiếu linh hoạt hơn. Gai khớp gối do lão hóa tự nhiên có diễn biến âm thầm và khó phòng ngừa hơn các nguyên nhân khác. Do đó, mỗi người nên chủ động phòng ngừa để làm giảm nguy cơ biến chứng.
Di truyền:
Nếu gia đình có người thân bị gai cột sống, gai xương khớp gối thì nguy cơ bạn bị thoái hóa khớp cũng rất cao. Bởi vì bệnh lý này có khả năng di truyền từ các thành viên trong gia đình với nhau.
Phụ nữ mang thai:
Tại sao phụ nữ mang thai lại là đối tượng dễ mắc bệnh gai xương khớp gối? Một số tài liệu y khoa xác định, trong giai đoạn mang thai cơ thể người phụ nữ bị giảm đi đáng kể lượng hormone Phyto-estrogen. Đây là nhân tố làm cho quá trình thoái hóa sụn khớp diễn ra nhanh hơn bình thường.
Bẩm sinh:
Gai xương khớp gối còn được tìm thấy ở những người bị dị tật khớp gối, người từng có tiền sử mắc các bệnh xương khớp cũng có nguy cơ bị thoái hóa cao hơn so với thông thường.
Chấn thương hoặc bị tai nạn:
Tai nạn xe cộ, tai nạn lao động, té ngã có tác động đến khớp gối cũng là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biểu hiện gai xương. Vì vậy, trong quá trình lao động và làm việc, hãy chú ý đến sức khỏe của khớp đầu gối.
Ngoài ra, bệnh gai khớp gối còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như là:
Béo phì, tăng cân không kiểm soát.
Căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.
Vận động hoặc chơi thể thao quá sức.
Tính chất công việc.
Ít vận động.
Mắc các bệnh lý thần kinh ngoại biên.
1.2. Bệnh Gai Xương Khớp Gối Biểu Hiện Như Thế Nào ?
Ở thời điểm khởi phát, bệnh gai xương khớp gối thường không có triệu chứng rõ ràng nên thường rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng viêm khớp thông thường. Hơn nữa, các biểu hiện ban đầu của bệnh gai xương khớp gối chưa gây ra tổn thương nào nghiêm trọng ngoại trừ các triệu chứng tấy đỏ da, đau nhức đột ngột.
Viêm khớp dạng thấp, gout, viêm đa khớp cũng có triệu chứng đau nhức ban đầu nên nếu không có kiến thức nhất định về bệnh gai xương khớp gối, bệnh nhân sẽ bị nhầm lẫn khi đưa ra nhận định. Cụ thể triệu chứng đau nhức do gai khớp gối đó là:
Đau nhức khi đứng lên ngồi xuống hoặc di chuyển lên xuống cầu thang.
Cơn đau tăng dần và dai dẳng khi gai xương phát triển. Cơn đau rõ ràng nhất khi bệnh nhân cử động mạnh, đi nhanh.
Phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi di chuyển hoặc thực hiện các động tác co duỗi.
Tê cứng và đau khớp đầu gối khi ngồi lâu hoặc vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.
Chức năng vận động của chân bị suy giảm, dễ bị mất thăng bằng, đứng không vững.
1.3. Các Giai Đoạn Của Gai Xương Khớp Gối:
Có thể chia bệnh gai khớp gối thành 5 thời kỳ như sau:
Giai đoạn 0: Là thời kỳ khớp gối bắt đầu có dấu hiệu lão hóa nhưng chưa có biểu hiện.
Giai đoạn 1: Gai xương bắt đầu xuất hiện nhưng chưa có biểu hiện đau đớn hay khó chịu.
Giai đoạn 2: Xuất hiện các triệu chứng đau nhức đầu tiên, có biểu hiện cứng khớp nhẹ và chưa làm tổn thương sụn.
Giai đoạn 3: Là thời kỳ đầu sụn bị tổn thương và bệnh nhân có biểu hiện đau nhức dai dẳng hơn.
Giai đoạn 4: Hiện tượng sụn khớp tổn thương nghiêm trọng, tần suất đau đớn liên tục hơn, dịch khớp bị giảm rõ rệt.
1.4. Biến Chứng Của Bệnh Gai Khớp Gối:
Gai khớp gối là bệnh lý nguy hiểm vì có nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. Cùng điểm qua một số biến chứng của bệnh gai xương khớp gối để có hướng khắc phục phù hợp nhất. Một số biến chứng phức tạp của bệnh gai xương đó có thể là:
Những cơn đau khớp thường xuyên, dai dẳng sẽ khiến cho bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, suy nhược. Bên cạnh đó, nó còn làm cho người bệnh không tập trung trong mọi hoạt động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh nhân đi khập khiễng, mất cân đối.
Sưng tấy, xơ vữa, biến dạng đầu gối
Teo cơ, bại liệt là biến chứng nặng nề của bệnh gai xương đầu gối.
Theo một số thống kê tại bệnh viện cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm khớp gối mãn tính không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến thoái hóa và làm mất khả năng vận động rất cao. Bệnh có xu hướng tự tái phát và khó điều trị dứt điểm.
1.5. Ngăn Chặn Gai Xương Khớp Gối:
Gai xương khớp gối là bệnh lý không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy để ngăn ngừa bệnh, mỗi người nên xây dựng một nếp sống và thói quen lành mạnh. Cụ thể như sau:
Hạn chế khiêng vác quá sức, tránh làm tổn thương các cơ xung quanh đầu gối.
Luyện tập thể thao khoa học, lành mạnh.
Ăn uống điều độ, cung cấp đầy đủ lượng rau xanh, hoa quả tươi.
Khi có dấu hiệu bất thường, nên thăm khám để được chẩn đoán ngay.
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
2. Cẩu Tích Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Đau Nhức Xương Khớp:
- Cây có vị đắng, tính ôn đi vào hai kinh can và thận (Bởi vậy cây thường được dùng trong các phương thuốc để bồi bổ can thận).
- Ngoài ra lông cẩu tích còn dùng để cầm máu rất hiệu quả: Khi bị chảy máu chỉ cần lấy 1 ít lông này đắp vào vết thường là cầm được máu ngay. Tác dụng này có được là do lông cu li hút huyết thanh của máu, hình thành máu cục bởi vậy làm cho máu chóng đông.
Tác Dụng Của Cẩu Tích:
- Bồi bổ can thận.
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và phong tê thấp ở người già.
- Có tác dụng cầm máu.
- Giúp mạnh gân xương.
Những Ai Nên Dùng Cẩu Tích ?
- Người già suy giảm chức năng ngũ tạng.
- Người bị phong tê thấp.
- Dùng đắp vết thương chảy máu.
- Người bị bệnh về xương khớp.
Cách Dùng Cẩu Tích:
Hỗ trợ điều trị phong tê thấp bằng cẩu tích:
- Sử dụng các vị sau để sắc với 1 lít nước còn 500ml uống trong ngày: Cẩu tích 15 gr, Tục đoạn 10 gr, Cốt toái bổ 15 gr, Đương quy 10 gr, Xuyên khung 5 gr, Bạch chỉ 5 gr.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thận hư, tiểu nhiều, di mộng tinh:
- Cẩu tích 15 gr, Thục địa 10 gr, Đỗ Trọng dây 10 gr, Dây tơ hồng 10 gr, Kim anh 10g, sắc với 700ml nước, sắc cạn còn khoảng 400ml nước uống trong ngày.
Phân Phối Cẩu Tích Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cẩu Tích Giá: 120.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Cẩu Tích Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cẩu Tích Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Tìm Hiểu Về Bệnh Gai Xương Khớp Gối”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Dây Đau Xương, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Ngũ Gia Bì, Kê Huyết Đằng, Ngũ Gia Bì, Ngưu Tất, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng, Cốt Toái Bổ, Thổ Phục Linh.
Để lại một bình luận