Địa Chỉ Bán Tân Di Nguyên Chất:
|
Bán Tân Di Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Tân Di Giá: 460.000 Đ / Kg
Tân Di có vị cay, tính ấm, không độc, vào hai đường kinh phế và vị. Có công dụng trừ phong, tán hàn, thông khiếu, thường được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như đau đầu do phong hàn, đau răng, nghẹt mũi, chảy nước mũi…
Thành Phần Hóa Học Có Trong Tân Di:
- Chứa nhiều tinh dầu (từ 0,5% – 2,86%) mà chủ yếu là eugenol, foeniculin, magnoflorine, paeonidin, eudesmin, magnolin, cinnamic aldehyde… Ngoài ra còn có flavonoid, anthocyanin, oleic acid, vitamin A, alkavoid…
Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Tân Di:
- Chủ yếu phân bố ở các tỉnh Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Thiểm Tây…
- Cuối thu đầu xuân lúc hoa chưa nở thu hái, cắt bỏ cành cây, phơi âm can cho vào thuốc dùng.
- Theo Trung Y: Chùi sạch lông nhung, nấu nước lá chuối ngâm 1 đêm, dùng nước tương nấu độ 3 giờ, lấy ra sấy khô, lấy hoa lột bỏ lớp ngoài, giã nát dùng hoặc sao cháy dùng.
- Theo kinh nghiệm Việt Nam: Chùi sạch hết lông, phối hợp với thuốc khác dùng, nếu không chùi sạch lông thì cho vào các túi vải để sắc, tránh uống phải lông mà gây ngứa.
Mô Tả Cây Tân Di:
- Tân di là nụ hoa của cây Mộc Lan Tím (Magnolia liliiflora Desrouss) dùng trị chứng nhức đầu do phong, đau nhói trong óc, trị nghẹt mũi, mũi có thịt dư, sổ mũi biểu hiện như nghẹt mũi, đau đầu, chảy nước mũi và mất khứu giác, Sổ mũi do hàn, ra nước mũi nhiều.
Bộ Phận Dùng Của Cây Tân Di:
- Búp hoa (búp hoa giống như cái ngòi bút lông) khô, bên ngoài nâu sẫm có nhiều lông nhung vàng như sợi tơ, bên trong không có lông, có mùi thơm đặc biệt. Không vụn nát, có mùi thơm là thứ tốt.
Tính Vị Và Quy Kinh Của Tân Di:
- Trung dược học: Cay, ấm.
- Bản kinh: Vị cay, ấm.
- Biệt lục: không độc.
- Điền Nam bản thảo: Tính ấm, vị cay hơi đắng.
- Trung dược học: Vào kinh Phế, Vị.
- Cương mục: Vào kinh Thủ thái âm, Túc dương minh.
- Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Tỳ, Phế.
- Bản thảo tân biên: Vào 2 kinh Phế, Đởm.
- Bản thảo toát yếu: Vào kinh Túc quyết âm.
Công Dụng Của Tân Di:
Theo y học cổ truyền:
- Tân di có vị cay, tính ấm, không độc, vào hai đường kinh phế và vị, có công dụng trừ phong, tán hàn, thông khiếu, thường được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như đau đầu do phong hàn, đau răng, nghẹt mũi, chảy nước mũi…
Theo các sách cổ:
- Sách Bản kinh: Chủ hàn nhiệt thân thể ngũ tạng, phong đầu não đau, diện can.
- Sách Biệt lục: Ôn trung giải cơ, lợi chín khiếu, thông ngạt mũi, ra nước mũi, trị sưng mắt gây đau răng, huyền mạo, người như trên tàu xe. Sinh râu tóc, khứ bạch trùng.
- Sách Dược tính luận: Có thể trị mặt sinh can. Dùng làm phấn sáp thoa mặt, chủ sáng đẹp.
- Sách Nhật Hoa tử bản thảo: Thông quan mạch, sáng mắt. Trị đau đầu, sợ lạnh, mình rét, ngứa ngáy.
- Sách Điền Nam bản thảo: Trị não lậu tỵ uyên, khư phong, nướng trên ngói mới nghiền nhỏ. Trị mặt đau lạnh, vị khí thống, rượu nóng uống.
- Sách Cương mục: Tỵ uyên, nghẹt mũi, tỵ thất, nhọt mũi và nhọt mũi sau đậu, dùng nghiền nhỏ, cho vào chút ít xạ hương, thông bạch chấm vào vài lần.
- Sách Ngọc thu dược giải: Tiết Phế giáng nghịch, lợi khí phá tắc nghẽn.
- Sách Giang Tây Trung dược: Dùng ngoài có thể xúc tiến thu súc tử cung, có tác dụng thúc sinh.
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng đối với niêm mạc mũi: nước sắc Tân Di làm giảm tiết dịch mũi.
- Tác dụng trên huyết áp: dịch chiết Tân Di chích vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào khoang bụng, tiêm bắp nơi súc vật gây tê có tác dụng hạ huyết áp. Nhiều nghiên cứu trên chó cho thấy không có tác dụng đối với huyết áp thứ phát nhưng có tác dụng đối với huyết áp tiên phát. Không có dấu hiệu có hiệu quả giáng áp bằng đường uống.
- Tác dụng trên tử cung: nước sắc Tân Di có tác dụng kích thích đối với tử cung của thỏ và chó.
- Tác dụng kháng nấm: nước sắc Tân Di trong ống nghiệm có tác dụng kháng rất mạnh đối với nhiều loại nấm da thông thường.
Những Ai Nên Dùng Tân Di ?
- Người bị viêm xoang, viêm mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi…
Cách Dùng Tân Di:
- Dùng 3 – 6 gr rửa sạch, đun nước uống trong ngày hoặc hòa tán. Dùng ngoài lượng vừa đủ tán nhỏ bôi vào một lớp vải gạc nút vào mũi.
Lưu ý:
- Khi dùng tân di phải chùi sạch lông, nếu không thì phải cho vào túi vải buộc kín miệng mà sắc để tránh gây ho và gây ngứa.
Kiêng kỵ:
- Trung dược học: Người bệnh mũi do âm hư hỏa vượng kỵ uống.
- Bản thảo kinh tập chú: Khung cùng làm sứ. Ghét Ngũ thạch chi. Sợ Xương bồ, Bồ hoàng, Hoàng liên, Thạch cao, Hoàng Hoàn.
- Bản thảo kinh sơ: Phạm người khí hư kỵ, người đau đầu não thuộc huyết hư hỏa tích kỵ, người đau răng thuộc vị hỏa kỵ.
- Bản thảo hối ngôn: Người khí hư, tuy cảm phong hàn gây các khiếu không thông, không nên dùng.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Hotline Hỗ Trợ: 0904.609.939 – 0985.607.333
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Ba Kích Tím, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đỗ Trọng, Đương Quy, Amakong.
Để lại một bình luận