Cách Dùng Bạc Hà Chữa Bệnh: Bạc hà là cây gia vị rất quen thuộc trong nhân dân. Bạc hà có chứa tinh dầu, các monoterpenoid, sesquiterpenoid và alkane, các hợp chất đắng… Tinh dầu bạc hà được dùng rộng rãi trong các chế phẩm dược dụng hiện đại, do mùi thơm và tính dễ khuếch tán bay hơi và có nhiều tác dụng trị liệu.
Toàn cây bạc hà là vị thuốc giải cảm hạ sốt rất phổ biến trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Bạc hà vị cay, tính mát, vào tâm phế tác dụng sơ tán phong nhiệt, giải độc thấu ban. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu viêm kết mạc mắt, viêm mũi ngạt mũi, đau sưng họng, đậu sởi, mề đay, ban chẩn.
Bạc Hà có thân và cành màu xanh hoặc tím, dạng vuông xốp. Cây đứng thẳng hoặc bò lan trên mặt đất. Chiều cao của cây từ 30 – 40cm và có thể cao hơn. Lá bạc hà hình bầu dục hoặc hình trứng. Chúng có cuống ngắn, mọc đối xứng nhau, mép lá khía răng cưa nhọn. Hoa bạc hà có kích thước nhỏ, có thể màu trắng, tím, hồng hoặc tím hồng. Tất cả các bộ phận của cây đều có lông.
Cách Dùng Bạc Hà chữa Bệnh:
Tán nhiệt, giải biểu:
Bạc hà 8g, thuyền thoái (bỏ chân) 12g, thạch cao 24g, cam thảo 6g. Sắc uống. Chữa các chứng cảm mạo mới phát.
Thạch cao sống 40g, bạc hà diệp 20g. Nghiền thật mịn. Mỗi lần uống 2 – 3g; ngày 3 lần, uống với nước nóng và uống nhiều nước. Trị sốt sợ nóng, mồ hôi không thoát, miệng khát, tim hồi hộp, đêm ngủ không ngon.
Trừ phong, giảm đau: bạc hà 4g, cát cánh 8g, kinh giới 12g, phòng phong 8g, cương tằm 12g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trường hợp phong nhiệt sinh ra đau đầu, đỏ mắt, yết hầu sưng đau.
Thúc sởi, tống độc: khi sởi mới phát chưa mọc và mề đay ngứa ngáy: bạc hà 4g, ngưu bàng tử 12g, thuyền thoái 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị sởi chưa mọc.
Có thể phối hợp với tía tô, hoắc hương uống liền trong 3 ngày để phòng bệnh cúm.
Món Ăn Bổ Dưỡng Từ Bạc Hà:
Xi-rô bạc hà: bạc hà 16g cho vào ấm, đổ nước sôi hãm, cho thêm đường uống. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt sốt nóng.
Bạc hà thuyền thoái tán: bạc hà, xác ve sầu, liều lượng đều nhau, sao khô tán mịn, mỗi lần uống 3g với nước ấm pha chút rượu. Dùng cho các trường hợp nổi ban, mề đay sẩn ngứa.
Đường phèn chế bạc hà đậu xị: bạc hà 8g, đạm đậu xị 9g, đường phèn 10g. Nấu hãm nước cho uống ngày 1 lần. Một đợt 3 – 5 ngày. Dùng cho các trường hợp ù tai điếc tai, tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu có kèm theo sốt nóng, sợ lnh, đau mỏi ton thân.
Nước hãm gừng bạc hà: bạc hà 8g, gừng tươi 6g, đường phèn vừa đủ. Gừng tươi thái lát cho vào ấm pha trà cùng với bạc hà, đường, cho nước sôi hãm uống. Một đợt 5 – 10 ngày. Dùng cho các trường hợp nhức đầu, mờ mắt, giảm thị lực.
Bạc hà cúc hoa trà: bạc hà 6g, cúc hoa 10g, cát cánh 10g, sơn tra 10g, mật ong lượng thích hợp. Cho nước sôi pha hãm, uống thay chè. Mỗi ngày 1 – 2 lần. Dùng cho các trường hợp nổi ban dị ứng.
Những Lưu Ý Khi Dùng Bạc Hà:
Không sử dụng bạc hà hoặc những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược này nếu bị dị ứng với bạc hà. Bệnh nhân bị dị ứng có thể mọc mụn nước trong miệng và lỗ mũi khi hít tinh dầu bạc hà. Nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn cần dừng sử dụng và tìm gặp bác sĩ.
Tác dụng phụ của bạc hà bao gồm: Dị ứng da, nổi ban đỏ, chậm nhịp tim, hạ áp Hoạt huyết thang huyết áp, ợ nóng, hạ đường huyết, ngộ độc do dùng nhiều…
Những đối tượng không nên sử dụng bạc hà: Trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường, người bị trào ngược dạ dày, bệnh nhân huyết áp cao, người bị bệnh về tim mạch, bệnh nhân táo bón kéo dài, người bị suy nhược…
Không lạm dụng bạc hà: Lượng tinh dầu tối đa được phép dùng một ngày là 0,4 ml. Sử dụng quá liều sẽ dẫn đến tác dụng phụ, làm tăng nguy cơ co giật.
Bạc hà có thể tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc kháng acid (như Pepcid, Zantac), thuốc chống thải ghép Cyclosporine, thuốc hạ đường huyết, Lansoprazole Omeprazole hay Carisoprodol… Vì vậy người bệnh không nên sử dụng bạc hà khi đang uống thuốc.
Không bôi trực tiếp tinh dầu bạc hà nguyên chất lên da hoặc để dính vào mắt và các vết thương hở. Không hít hà tinh dầu bạc hà quá 3 – 4 lần trong ngày vì có thể làm khô niêm mạc đường thở, sung huyết da…
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chế phẩm từ bạc hà.
Phân Phối Bạc Hà Khô Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Bạc Hà Khô Giá: 160.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Bạc Hà Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Bạc Hà Khô Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Cách Dùng Bạc Hà Chữa Bệnh”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Gừng, Bột Quế, Cao Atiso, Cao Atiso Trường Xuân, Cao Chè Vằng, Lá Sen, Hồng Hoa, Ích Mẫu, Lá Tắm Người Dao, Lá Huyết Dụ, Tam Thất Nam, Trà Hoa Hồng.
Để lại một bình luận