Bách Bộ

Bách Bộ còn gọi là Đậu Ván Trắng, Biển Đậu có vị ngọt đắng, tính bình. Có tác dụng hỗ trợ làm nhuận phế, chỉ ho dùng trong điều trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, ho gà, viêm họng, giảm tính chất hưng phấn của trung khu hô hấp của động vật…

cây bách bộ

Cây Bách Bộ – Cây Thuốc Quý

Thành phần hoá học:

  • Trong rễ củ có các alcaloid, chủ yếu là stemonin, tuberostemonin, isotuberostemonin, hypotuberostemonin, oxytuberostemonin, stemin, stenin; glucid 2,3%, lipid 0,83%; protid 9,0%; acid hữu cơ (citric, formic, malic, suecinic…).

Tên khác:

  • Vị thuốc Bách bồ còn gọi Đẹt ác, Dây ba mươi,  Bà Phụ Thảo (Nhật Hoa Tử  Bản Thảo), Bách Nãi, Dã Thiên Môn Đông (Bản Thảo Cương Mục), Vương Phú, Thấu Dược, Bà Tế, Bách Điều Căn, Bà Luật Hương (Hòa Hán Dược Khảo), Man Mách Bộ, Bách Bộ Thảo, Cửu Trùng Căn, Cửu Thập Cửu Điều Căn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),  Dây Ba Mươi, Đẹt Ác, Bẳn Sam, Síp (Thái), (Pê) Chầu Chàng (H’mông), Robat Tơhai, Hiungui (Giarai), Sam Sip lạc [Tày] (Dược Liệu Việt Nam).

Tên khoa học:

  • Stemona Tuberosa Lour.

Bộ phận dùng:

  • Dùng rễ củ, rễ thường cong queo dài từ 5-25cm đường kính từ 0,5-1,5cm. Đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ dần.

Mô tả:

  • Dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 10-20 hoặc 30 củ (Củ ba mươi), có khi tới gần một trăm củ, dài 15-20cm, rộng 1,5-2cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá Củ nâu, nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10-15cm, rộng 4mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị dài 4-5cm. Quả nang chứa nhiều hạt. Cây ra hoa tháng 3-6 có quả tháng 6-8.

Phân bố, thu hái và chế biến:

  • Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang ở vùng đồi núi, trên sườn núi, ven suối. Có thể thu hoạch củ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
  • Đào lấy củ già rửa sạch cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín, hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi, phơi nắng hoặc tẩm rượu, sấy khô (Bản Thảo Cương Mục).
  • Rửa sạch, ủ mềm rút lõi, xắt mỏng phơi khô, dùng sống. Tẩm mật một đêm rồi sao vàng [dùng chín] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Tính vị qui kinh:

  • Bách bộ vị ngọt đắng, tính bình qui kinh Phế.

Theo các sách cổ:

  • Sách Danh y biệt lục: hơi ôn.
  • Sách Dược tính bản thảo: vị ngọt không độc.
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: vị đắng không độc.
  • Sách Trấn nam bản thảo: nhập phế.
  • Sách Tân biên bản thảo: nhập phế kinh, cũng nhập tỳ vị.

Công dụng của Cây Bách Bộ:

Theo Y học cổ truyền:

  • Bách bộ có tác dụng nhuận phế chỉ khái, diệt rận, sát trùng.
  • Chủ trị các chứng: thương phong khái thấu, bách nhật khái (ho gà), phế lao, giun kim, chấy rận, chàm lở.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Danh y biệt lục: “chủ khái thượng khí, cũng trừ chấy rận”.
  • Sách Dược tính bản thảo: “trị phế nhiệt, nhuận phế”.
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: ” trị cam hồi (giun đũa), cốt chưng lao (lao), trị giun sán, giun kim”.
  • Sách Bản thảo chính nghĩa: ” Bách bộ tuy hơi ôn nhưng nhuận mà không táo, còn có thể khai tiết giáng khí, trị ho thì không thuốc nào bằng, nhất là ho lâu ngày”.
  • Sách Bản thảo bị yếu: “năng nhuận phế, trị phế nhiệt khái thấu, trị giun đũa, giòi, rận, giun kim”.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho, còn chống his tamin gây co giật tác dụng như aminophyllin nhưng hòa hoãn hơn và kéo dài.
  • Thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lao ở người, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lî, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đại tràng, virus cúm và nấm ngoài da.
  • Dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của thuốc có tác dụng sát trùng đối với ấu trùng ruồi, muỗi, rận chấy, sâu quần áo, rệp.
  • Tác dụng kháng vi trùng: Radix Stemonae in vitro có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh gồm: Streptococus Pneumoniae, bHemolytic Streptococus, Neisseria Meningitidis và Staphylococus aureus (Trung Dược Học).
  • Tác dụng diệt ký sinh trùng: dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của  Bách Bộ có tác dụng diệt ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp… (Trung Dược Học).
  • Tác động lên hệ hô hấp: nước sắc Bách bộ không tỏ ra có tác dụng giảm ho do chích Iod nơi mèo. Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Đối với kháng Histamin gây co giật, Bách bộ có tác dụng giống như Aminophylline nhưng hòa hoãn và kéo dài hơn (Trung Dược Học).
  • Dùng trong bệnh nhiễm: Theo dõi hơn 100 bệnh nhân dùng nước sắc Bách bộ, cho thấy có 85% có hiệu quả giảm ho (Trung Dược Học).
  • Tác dụng trị ho: Stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho. Bách bộ đã được thí nghiệm chữa lao hạch có kết quả tốt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tác dụng trị giun và diệt côn trùng: ngâm giun trong dung dịch 0,15% Stemonin, giun sẽ tê liệt sau 15 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại. Tiêm dung dịch Stemonin sulfat (3mg) vào ếch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại, sau 12 giờ thì bình phục. Dùng rượu thuốc Bách bộ 1/10 trong rượu 700, ngâm hoặc phun vào con rận, rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết nhanh hơn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tác dụng kháng khuẩn: Bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột gìa và kháng vi khuẩn của bệnh lỵ, phó thương hàn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Cách dùng Cây Bách Bộ:

  • Dùng 5 – 10 gr sắc nước uống hàng ngày. Dùng ngoài, ngâm trong cồn, đun sôi trong nước, hoặc nấu cao để bôi, hay nghiền bột mà dùng.

Lưu ý:

  • Người tì vị hư yếu không dùng. Dùng nhiều sẽ gây ngộ độc. Giải độc bằng nước ép Gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cây bách bộ”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Có Thể Bạn Quan Tâm

Để lại một bình luận

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666