Mua Cây Cứt Lợn Ở Đâu Tốt ?
|
Bán Cây Cứt Lợn Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cây Cứt Lợn Giá: 120.000 Đ / Kg
Giới Thiệu Tổng Quan Về Cây Cứt Lợn:
- Cây Cứt Lợn hay tên trong dân gian là hoa ngũ sắc hay cỏ hôi. Tuy tên gọi có phần buồn cười và lạ lẫm, thứ cây này là một loại thảo dược quý giúp chúng ta chữa khỏi bệnh viêm xoang. Vị thuốc này có khả năng chống phù nề, chống viêm và dị ứng cấp tính và mãn tính.
- Cây cứt lợn là vị thuốc nam mọc hoang dã ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, tưởng chừng đây là một loài cây vô tri vô giác nhưng thật không ngờ nó lại là một vị thuốc điều trị viêm xoang rất hiệu quả.
- Ở nước ta có đến hơn 20% dân số bị mắc các bệnh về đường hô hấp, phổ biến nhất là bệnh viêm xoang. Nguyên nhân là do ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng từ khí hậu, độ ẩm, chất lượng môi trường sống và làm việc, độ nhạy cảm của cơ thể mỗi người… và rất dễ tái đi tái lại nhiều lần.
- Thời gian điều trị kéo dài khoảng từ 3 tháng đến nửa năm, ngoài ra có nhiều trường hợp người bệnh bị bắt buộc điều trị liên tục trong nhiều năm liền với các loại thuốc đắt tiền. Những đợt thuốc như thế có khi tốn của người bệnh nhiều triệu đồng gây ra tình trạng nhiều người bệnh không đủ khả năng chữa trị viêm xoang tận gốc.
- Trong dân gian từ xưa đã tương truyền những tác dụng trị viêm xoang bằng cỏ hôi (cứt lợn – ngũ sắc, tên khoa học là Ageratum conyzoides). Cỏ hôi là một giống cây nhỏ, có nhiều lông ở phần thân, chiều cao khoảng từ 25 đến 50 cm, mọc ở nhiều nơi, nhất là ở các vùng đồng cỏ. Cỏ hôi có hoa màu xanh và tím. Giống cây này rất dễ sống, có thể mọc trên tất cả các loại đất, có nơi chúng mọc cả cánh đồng.
- Người ta thường lấy nguyên cây hoặc cắt bớt rễ, có thể sử dụng cây tươi lẫn khô. Cây cổ hôi chứa hàm lượng cao chất tinh dầu. Những thí nghiệm ở động vật chứng tỏ loại cây này có khả năng giúp chống phù nề, chống viêm và dị ứng mãn tính và cấp tính.
- Theo Đông y, cỏ cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn. Ngoài ra, còn chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước tắm rửa.
- Hỗ trợ điều trị phụ nữ rong huyết sau khi sinh: dùng 30 – 50g cây cỏ cứt lợn tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 – 4 ngày.
- Người ta còn dùng cỏ cứt lợn phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm, trơn tóc, sạch gàu.
- Như vậy, cỏ cứt lợn là một cây thuốc có giá trị tốt, lại dễ kiếm, không tốn kém, cách sử dụng lại đơn giản. Trong tình hình bệnh viêm xoang mũi ngày càng tăng, nhất là ở các thành phố đông dân thì việc chữa trị bằng vây thuốc nam vừa hiệu quả, vừa an toàn là điều đáng quan tâm.
Bộ phận dùng:
- Toàn bộ cây gồm: Lá, thân, rễ đều được sử dụng làm thuốc, có thể dùng dưới dạng cây tươi hoặc cây khô đều được.
- Nếu dùng để điều trị bệnh viêm xoang ta thường dùng ở dạng cây tươi.
Thành phần hóa học:
- Thành phần chính trong cây cứt lợn là tinh dầu chiếm khoảng 2%, ngoài ra các nhà khoa học Việt Nam còn tìm thấy trong cây có chứa ancaloit và saponin.
Phương Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Bằng Cây Cứt Lợn:
- Để hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai, người ta lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Có thể dùng cành lá khô 15 – 30g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của cỏ cứt lợn để điều trị viêm xoang mũi mãn tính và dị ứng có kết quả, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Cát Cánh, Mạch Môn, Chỉ Thực, Quả La Hán, Kha Tử.
Để lại một bình luận