Áp Chích Thảo

Áp Chích Thảo hay còn gọi là Đạm Trúc Diệp có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào 2 kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi tiểu tiện, thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt. Dùng chữa tâm phiền, tiểu tiện đỏ, tiểu tiện khó khăn.

cây áp chích thảo

Cây Áp Chích Thảo  –  Cây Thuốc Quý

Thành phần hoá học:

  • Acid hữu cơ, tanin.

Tên khác:

  • Đạm trúc diệp, áp cước thảo, thài lài trắng, cầm kê thiệt thảo, bích trúc tử, trúc kê thảo, bích đàn hoa, lam cô thảo.

Tên khoa học:

  • Lophatherum gracile Brongn (Acroelytrum japonicum Steud).

Mô tả:

  • Áp Chích Thảo hay Đạm trúc diệp là một loại cỏ sống lâu năm. Có rễ phình thành củ, nhiều nhánh, cứng. Thân cao 0,6 -1,5m, mọc thẳng đứng, đốt dài. Lá mềm, Hình mác dài nhọn, dài 10 – 15cm, rộng 2 – 3cm, những lá phía trên lơ thơ ở mặt trên có ít lông, mặt dưới nhẵn, cuống lá gầy tiếp liền với bẹ dài, ôm lấy thân, Hoa mọc thành chùy thưa, dài 15 – 45cm, bông nhỏ dài 7 – 12mm. Quả dĩnh, hình thoi dài chừng 4mm, nằm tự do trong mày nhỏ.

Phân bố thu hái và chế biến:

  • Loài này có nhiều dạng, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, nhiều nhất là ở những nơi rừng thưa hay đồi cỏ. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia.
  • Vào tháng 5 – 6 cuối mùa hoa, người ta hái toàn cây mang về, cắt bỏ rễ con, bó thành từng bó nhỏ phơi hay sấy khô. Vị thuốc nhiều khi còn có cả rễ con và đôi khi có cả cụm hoa.

Bộ phận dùng:

  • Toàn cây cắt bỏ rễ con và phơi sấy khô của cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile).

Công dụng của Áp Chích Thảo:

  • Theo tài liệu cổ đạm trúc diệp có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào 2 kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi tiểu tiện, thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt. Dùng chữa tâm phiền, tiểu tiện đỏ, tiểu tiện khó khăn.
  • Hiện nay đạm trúc diệp được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa sốt, thông tiểu. Phụ nữ có thai không được dùng (theo kinh nghiệm).
  • Dùng trong các loại bệnh nhiệt, miệng khát tim bồn chồn, trẻ con sốt cao co giật, bứt rứt, miệng lưỡi lở, sưng đau lợi răng, viêm đường tiết niệu, tiêu đỏ và ít.

Cách dùng, liều lượng:

  • Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc kinh nghiệm:

  • Trị sốt nóng âm ỉ, mắt mờ, mặt đỏ nhức đầu, dùng Đạm trúc diệp 12g, Thanh hao 9g sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị viêm đường tiết niệu, tiểu tiện đau rát, miệng lưỡi nứt nẻ, các dạng bệnh thuộc tâm nhiệt, dùng Đạm trúc diệp 12g Mộc thông 3g rưỡi, Cam thảo 5 phân, Qua lâu căn 3g 5, Hoàng bá 3g 5. sắc với 3 ch n nước còn 8 phân, ngày uống 3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị tiểu ít, nước tiểu đỏ đậm: Đạm trúc diệp 12g, Mộc thông 6g, Sinh điạ 9g, Cam thảo mút 3g 5 sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Kiêng kỵ:

  • Người không thấp nhiệt và phụ nữ có thai không nên dùng.

Chú ý:

  • Cây Thài lài trắng (Comelina communis L.), họ Thài lài (Commelinaceae) cũng được dùng với tên Đạm trúc diệp.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cây áp chích thảo”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Lưu

Có Thể Bạn Quan Tâm

Để lại một bình luận

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666