Người Bị Thận Yếu Uống Nước Dừa Được Không ? Có rất nhiều người cho rằng nước dừa có thể sử dụng cho người bị suy thận và cho hiệu quả tốt. Nhưng có ý kiến lại cho rằng nó gây ảnh hưởng xấu đến thận. Vậy suy thận có uống được nước dừa không ? Cùng tìm hiểu câu giải đáp chính xác nhất cùng với những thông tin bổ ích khác qua bài viết dưới đây.
1. Tổng Quan Về Chứng Thận Yếu ?
Trong cơ thể người, hai quả thận đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thận có chức năng lọc máu, đào thải những chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Thận bị yếu, nghĩa là những chức năng của thận bị suy giảm. Điều này khiến cho thận không làm việc tốt, từ đó việc lọc máu, đào thải nước tiểu và cặn bã bị rối loạn. Người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như: cơ thể sưng phù, đau lưng dưới (đau thận), cơ thể mệt mỏi, tiểu nhiều, tiểu vào ban đêm, rối loạn cương dương, không đạt được khoái lạc khi quan hệ, giảm ham muốn…
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ hồi phục và sinh hoạt đời sống như bình thường. Nếu không điều trị kịp, bệnh sẽ gây những ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi đã mắc chứng thận yếu, người bệnh cần cẩn trọng trong ăn uống và dùng thuốc. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc tây và phải uống nước đầy đủ mỗi ngày.
1.1. Người Bị Thận Yếu Uống Nước Dừa Được Không ?
Bên cạnh việc dùng thuốc lợi tiểu để chữa bệnh thận yếu, rất nhiều người thắc mắc rằng: Bị chứng thận yếu có thể uống nước dừa được không ?
Nước dừa là thứ nước uống giải khát quen thuộc với người Việt từ bao đời nay. Trong nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vi khoáng như các loại vitamin, canxi, folate, mangan, kali, selen… nên mang đến cho cơ thể rất nhiều năng lượng, dinh dưỡng.
Nước dừa còn có những tác dụng đối với sức khỏe như:
Bù nước.
Lợi tiểu.
Giải nhiệt.
Kháng khuẩn.
Chống viêm.
Tăng cường hệ miễn dịch.
Tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa.
Chính vì những công dụng như lợi tiểu, bù nước, nhiều người đã điều trị bệnh sỏi thận, tiểu rắt, bí tiểu… bằng cách uống nước dừa.
Đối với bệnh nhân thận yếu, hoàn toàn vẫn có thể uống nước dừa như một loại thức uống giải khát và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, người dùng không nên lạm dụng nước dừa, uống nước dừa quá thường xuyên.
Nước dừa có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh thận yếu như:
Thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải nước.
Tăng natri trong máu: natri dễ làm tổn thương thận.
Tăng kali trong máu: gây hại cho thận khi lọc máu.
Bài tiết nhiều dễ khiến cơ thể mất các chất điện giải, gây mệt mỏi.
Do đó, người bệnh thận yếu cần thận trọng khi uống nước dừa. Mỗi ngày không nên uống 2 – 3 trái dừa. Không nên uống nước dừa hàng ngày. Thi thoảng, người bệnh uống nước dừa để giải khát và thu nạp các loại vitamin, chất khoáng có trong nước dừa để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
1.2. Phòng Tránh Thận Yếu Và Bảo Vệ Thận Như Thế Nào ?
Bệnh thận yếu gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Chúng ta phòng ngừa bệnh thận và phòng bệnh tái phát bằng cách:
Không nhịn tiểu. Cần đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu.
Uống nước đầy đủ mỗi ngày.
Ăn nhiều trái cây, rau xanh, củ, đậu, thịt, cá… để thu nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Duy trì rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, thể thao, yoga đúng cách. Không nên luyện tập quá sức sẽ ảnh hưởng đến thận, xương khớp, cơ bắp…
Tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho thận và sức khỏe như thức ăn quá mặn, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh…
Hạn chế tiêu thụ bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas, thuốc lá… vì chúng sẽ gây hại cho gan, thận…
Phân bố thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Hãy luôn đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc mỗi ngày, không thức khuya.
Giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái.
2. Câu Kỷ Tử Tốt Cho Bệnh Thận:
- Theo Đông y, Kỷ Tử có vị ngọt, tính bình; vào kinh can và thận, có tác dụng tu dưỡng can thận, nhuận phế, ích tinh, minh mục. Dùng cho các chứng can thận âm hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt ù tai, thị lực giảm, đau lưng mỏi gối, suy nhược thần kinh, liệt dương di tinh, bệnh tiểu đường, viêm gan mạn, vô sinh, đái đường…
Trích đoạn y văn cổ:
- Sách Bản thảo kinh tập chú: “bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo”.
- Sách Dược tính bản thảo: “bổ ích tinh bất túc, minh mục an thần”.
- Sách Thực liệu bản thảo: “trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao”.
- Sách Bản thảo cương mục: “tư thận, nhuận phế”.
- Sách Bản thảo kinh sơ: “chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc. là thuốc tốt ích tinh, minh mục”.
- Sách Cảnh nhạc toàn thư: “dùng với Thục địa là rất hay, thuốc làm sáng mắt, rõ tai, ích tinh cố tủy, kiêïn cốt cường cân, thiện bổ lao thương, chỉ tiêu khát, chân âm hư mà bụng rốn đau không khỏi, dùng nhiều rất hay”.
- Sách Trùng khánh đường tùy bút: “Câu kỷ tử chuyên bổ huyết, không dùng thuốc nào hơn ( chuyên bổ dĩ huyết, phi tha dược sở năng cập dã)”.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Trên súc vật thực nghiệm có tác dụng khả năng thực bào của hệ lưới nội mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho biết Kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là Polysaccharide Kỷ tử.
- Có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt.
- Chất Betain là chất kích thích sinh vật cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm cho chuột nhắt tăng trọng rõ.
- Có tác dụng hạ cholesterol của chuột cống, chất Betain của thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết.
- Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp, ức chế tim, hưng phấn ruột ( tác dụng như cholin), chất Betain thì không có tác dụng này.
- Nước sắc Khởi tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ.
- Có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các tác giả Nhật bản có báo cáo năm 1979 là: lá và quả.
- Khởi tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong ống nghiệm. Các tác giả Trung quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc lá ( lá, quả và cuống quả của Kỷ tử Ninh hạ) có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người.
Những Ai Nên Dùng Kỷ Tử ?
- Người thận hư tinh kém, lưng và xương sống đau buốt.
- Người can thận đều suy, mắt hoa, ra gió chảy nước mắt.
Cách Dùng Kỷ Tử:
- Dùng 8 – 25 gr rửa sạch, đun nước uống trong ngày hoặc có thể dùng ngâm rượu.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Kỷ Tử:
Kỷ Tử Được Dùng Làm Thuốc Trong Các Trường Hợp:
Tư thận, dục âm (bổ thận, nuôi dưỡng chân âm): Trị chứng thận hư tinh kém, lưng và xương sống đau buốt.
- Bài Hoàn câu kỷ: khởi tử, hoàng tinh liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước nóng.
Dưỡng can, minh mục (nuôi can, làm sáng mắt): Trị chứng can thận đều suy, mắt hoa, ra gió chảy nước mắt.
- Bài 1: Kỷ cúc địa hoàng hoàn: khởi tử 12g, cúc hoa 12g, thục địa 16g, đan bì 6g, sơn dược 8g, phục linh 8g, sơn thù 8g, trạch tả 8g. Nghiền thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối loãng hoặc nước nóng. Trị các chứng can thận âm hư, sốt về chiều, mồ hôi trộm, nhìn sự vật thấy hoa mắt, đau mắt khô rát.
- Bài 2: Rượu câu kỷ: khởi tử ngâm trong rượu 5 – 7 ngày, chắt ra. Ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa canh. Trị yếu gan sinh đau mắt, ra gió chảy nước mắt; có tác dụng bổ dưỡng, chống yếu mỏi cơ, bảo vệ mỹ dung…
Món Ăn Và Bài Thuốc Từ Kỷ Tử:
- Chim câu hầm hoàng kỳ, kỷ tử: Khởi tử 30g, hoàng kỳ 60g, chim câu non 1 con. Chim câu làm sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào, hầm cách thủy, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung.
- Cháo kỷ tử: Khởi tử 30g, gạo tẻ 100g; đường trắng, mật lượng thích hợp. Nấu cháo gạo tẻ và kỷ tử. Khi ăn thêm đường mật. Dùng cho các trường hợp đau lưng, tê bại hai chân, đau đầu, ù tai hoa mắt chóng mặt.
- Rượu kỷ tử nhân sâm ngũ vị tử: khởi tử 30g, nhân sâm 9g, ngũ vị tử 30g, rượu trắng 500ml. Các dược liệu ngâm trong rượu. Sau 7 ngày dùng được. Mỗi ngày uống 30 – 50ml, chia làm 1 hoặc 2 lần vào bữa ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, thiếu máu, viêm gan mạn, thị lực giảm.
Kiêng kỵ: Người có thực nhiệt (nhiễm trùng, viêm tấy), đàm thấp, tiêu chảy không dùng.
Phân Phối Kỷ Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Kỷ Tử ( Câu Kỷ Tử ) Giá: 400.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Kỷ Tử Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Kỷ Tử Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Người Bị Thận Yếu Uống Nước Dừa Được Không ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Bạch Tật Lê, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đương Quy, Amakong, Ba Kích Tươi, Ba Kích Tím, Đỗ Trọng.
Để lại một bình luận