Địa Chỉ Bán Ô Dược Nguyên Chất:
Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Ô Dược Nguyên Chất
Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
Văn Phòng Giao Dịch: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
Showroom Tại Hà Nội: Số 34 Ngõ 23 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội.
Showroom Tại Hải Phòng: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
Hotline: 082.3535.666 – 082.3435.888
Phân Phối Ô Dược Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Ô Dược Giá: 360.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Ô Dược là thảo dược quý hiếm, có chiều cao từ 1 – 15m. Cành cây có màu đen, gầy, lá hình bầu dục, mọc so le, chiều dài khoảng 6cm và rộng khoảng 1.5 – 3cm. Mặt dưới của lá có lông tơ nhỏ, mặt trên bóng, cuống lá nhỏ, gầy, dài khoảng 7 – 10mm.
Hoa mọc thành tán nhỏ, đường kính khoảng 4mm và có màu hồng nhạt. Quả mọng hình trứng, khi chín chuyển sang màu đỏ và mỗi quả chứa 1 hạt. Toàn cây có vị đắng và mùi thơm đặc trưng. Rễ của cây được dùng để làm dược liệu. Chọn rễ khô, chắc, vỏ nâu, trơn nhẵn, có mùi thơm và thịt màu vàng nhạt.
Theo y học cổ truyền, ô dược có vị cay, tính ấm, quy vào kinh tỳ, phế, thận, bàng quang. Có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện vị tiêu thực. Dùng trị hàn ngưng khí trệ, khí nghịch phát suyễn, bụng trướng đau, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, đau bụng khi hành kinh, ăn uống không tiêu, nôn mửa, trẻ nhỏ bị giun, sung huyết, đau đầu, đái són, đái dầm hoặc hay đi tiểu đêm.
Tác Dụng Của Ô Dược:
Tính vị: có vị đắng, cay, tính ôn / ấm, không có độc.
Quy kinh: vào kinh Phế, Tỳ, dương minh Vị, túc thiếu âm Thận.
Theo y học cổ truyền:
Tác dụng:
Lý thất tình uất kết, hoắc loạn thổ tả, khí huyết ngưng đình và đờm thực tích lưu (theo Bản Thảo Thông Huyết).
Khai uất, chỉ thống (giảm đau), thuận khí và tán hàn (theo Trung Dược Học Đại Từ Điển).
Lý nguyên khí (theo Thang Dịch Bản Thảo).
Chỉ thống, ôn thận, hành khí và khứ hàn (theo Trung Dược Học).
Nhuận mệnh môn hỏa, khứ nội hàn, tiết phế nghịch và nhuận mệnh môn hỏa (theo Y Lâm Toản Yếu).
Chủ trị:
Đau bụng dưới do bàng quang hư hàn, cảm nhiễm phong hàn và tiểu nhiều (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị ngực đầy, bụng đau, ăn vào hay nôn, cước khí, khí nghịch, bụng trướng, ăn đêm không tiêu, hàn sán (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tác dụng chuyển hóa: Thực nghiệm cho chuột ăn ô dược 1 thời gian nhất định, nhận thấy trọng lượng tăng lên (theo Chinese Hebral Mecidicine).
Tác dụng đối với đường ruột và bao tử: Thảo dược có khả năng tăng nhu động ruột và giảm trương lực đối với ruột của thỏ cô lập. Ngoài ra ô dược còn có tác dụng tăng tiết dịch ở đường ruột (theo Trung Dược Học).
Tác dụng đối với vị trường: Thực nghiệm đối với chó gây mê nhận thấy ô dược có tác dụng cải thiện triệu chứng đầy hơi và tăng nhu động ruột (theo Chinese Hebral Mecidicine).
Tác dụng cầm máu: Tác dụng cầm máu của dược liệu là do rút ngắn tái calci hóa của huyết tương và làm giảm thời gian đông máu (theo Trung Dược Học).
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Ô Dược:
Hỗ trợ điều trị khí trệ, huyết ngưng và thống kinh: Dùng hương phụ 8g, mộc hương 8g, ô dược 10g với đương quy 12g, đem sắc uống.
Hỗ trợ điều trị ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, nôn mửa, ợ chua: Dùng hương phụ và ô dược bằng lượng nhau, sau đó đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng từ 2 – 8g, ngày dùng 2 lần với nước gừng sắc.
Hỗ trợ điều trị bụng dưới đau và hàn sán: Dùng cao lương khương, ô dược và hồi hương mỗi thứ 6g, thanh bì 8g. Đem các vị rửa sạch và sắc uống hằng ngày.
Hỗ trợ điều trị đái dầm và tiểu nhiều do bàng quang hư hàn và thận dương bất túc: Dùng ô dược 10g, ích trí nhân 16g với sơn dược 16g, đem sắc uống.
Hỗ trợ điều trị thống kinh, bụng đau do khí trệ hoặc trúng hàn: Dùng đảng sâm 10g, cam thảo 6g, ô dược 10g, trầm hương 2g, sinh khương 6g đem các vị sắc uống.
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, lỵ và sốt: Dùng ô dược sao cám tán bột. Mỗi lần dùng 3 – 5g uống với nước cơm, ngày dùng 2 – 3 lần, nên dùng trước khi ăn 90 phút. Có thể phối hợp với hoắc hương và cỏ sữa mỗi thứ 10g, đem sắc uống.
Hỗ trợ điều trị dạ dày co thắt do lạnh: Dùng ích trí nhân 6g, tiểu hồi (vi sao) 2g với ô dược 9g. Đem các vị sắc mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
Hỗ trợ điều trị chứng cam tính ở trẻ em (trẻ gầy xanh, nhẹ cân, chậm phát triển, bụng ỏng, kém ăn,…): Dùng bạch truật, ô dược và màng mề gà (sao cám), hoài sơn (sao vàng) và ý dĩ, mỗi thứ 9 – 12g. Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 5 – 9g uống với nước sôi để nguội, ngày dùng 3 lần trong khoảng 2 – 3 tuần. Nên uống nhiều đợt cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh: Dùng mộc hương 12g, huyền hồ chích giấm 12g, sinh khương 4g, sa nhân 3g, cam thảo 5g, đem sắc uống. Chia thành 2 lần dùng và uống trước khi ăn. Mỗi liệu trình kéo dài 2 – 3 tuần, thực hiện nhiều liệu trình cho đến khi dứt điểm.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Dùng Ô Dược:
Không dùng dược liệu cho người khí huyết hư nhưng có nội nhiệt.
Tác dụng của ô dược tương tự với Hương phụ và Mộc hương (đều có tác dụng chỉ thống và hành khí).
Một số đại lý kinh doanh ô dược giả (thường dùng rễ cây sim rừng – Rhodomyrtus tomentosa).
Lưu ý:
|
Phân Phối Ô Dược Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Ô Dược Giá: 360.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Ô Dược Nguyên Chất:
Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Ô Dược Nguyên Chất
Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
Văn Phòng Giao Dịch: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
Showroom Tại Hà Nội: Số 34 Ngõ 23 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội.
Showroom Tại Hải Phòng: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
Hotline: 082.3535.666 – 082.3435.888
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Huyền Sâm.
Để lại một bình luận