Công Dụng Và Cách Dùng Hạt Ý Dĩ: Trong y học cổ truyền, Hạt Ý Dĩ có tác dụng kiện tỳ, thẩm thấp, trừ tê, trị tiêu chảy, thanh nhiệt, tẩy mủ. Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh phù nề, cước khí, tiểu tiện khó, tê thấp, co gân, tỳ hư, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung. Giá trị dinh dưỡng của ý dĩ rất cao lại là vị thuốc lợi tiểu an toàn và hữu hiệu nghiệm.
Hạt Ý Dĩ có thể dùng làm thuốc trị ho hoặc an thần. Nếu cảm thấy gân cốt bị gò bó mát tự nhiên, cử động thiếu linh hoạt, co duỗi khó khăn, kèm theo tiểu tiện không được thông suốt nên dùng ý nấu nước uống, tiểu tiện sẽ trong và bình thường trở lại, những triệu chứng nói trên cũng sẽ biến mất theo.
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, hạt ý dĩ có chứa các chất dầu ý dĩ, mỡ ý dĩ, kích thích tố ngũ cốc, chất albumin, chất béo, vitaminB… có thể tăng cường chức năng miễn dịch, giảm lượng đường trong máu và lượng can-xi trong huyết thanh, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, trấn tĩnh…
Công Dụng Và Cách Dùng Hạt Ý Dĩ:
Ý dĩ chứa lượng protid, nhiều chất tinh bột và chất béo, nên hay được dùng như là một vị thuốc để chữa nhiều bệnh như tả lỵ, rất lợi tiểu tiện, chữa gân co, chữa bệnh phong thấp lâu năm. Dùng khoảng 30 g ý dĩ , kết hợp với nhiều vị thuốc khác. Ngoài ra hạt ý dĩ còn được dùng để chữa lao lực, nôn ra máu, chữa tê thấp…
Tên khác: giải lễ, mễ châu, dĩ thực, dĩ mễ, ý châu tử, yế mễ nhân, ngọc mễ, thảo ngư mục, bò lô ốc viêm, khởi mục, ý thử, hữu ốc mai, cảm mễ, tây phiên thuật, hồi hồi mễ, thảo châu chi, cống mễ.
Tên khoa học: Coix lachryma jobi L.
Họ: Lúa (Poaceae).
Đặc Điểm Của Cây Ý Dĩ: Đây là cây thân thảo sống quanh năm có chiều cao trung bình từ 1 đến 1,5m. Phần thân có vạch sọc, nhẵn bóng. Lá có dạng dài hẹp như lá mía dài khoảng 10 đến 40 cm. Phần quả được bao bọc bởi bẹ.
Phân bố: Ý dĩ thường mọc ở những nơi có khí hậu mát mẻ, ven suối. Tập trung nhiều ở các tỉnh Thanh Hóa, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh…
Bộ phận dùng: Chủ yếu phần hạt, những cây có hạt lớn, màu trắng thì càng có ý nghĩa đối với việc làm thuốc. Phần rễ cũng có thể được tận dụng trong một số bài thuốc.
Thu hái: Ý dĩ thường được thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10. Khi thu hoạch thường cắt cả cây rồi sau đó đem đi đập cho rụng hạt. Thông thường hạt sẽ được bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, chỉ dùng phần nhân ở bên trong.
Bào chế thuốc: Hạt ý dĩ thường dùng sống hoặc đem sao vàng.
Thành phần hóa học: Thành phần của ý dĩ thường có chứa nhiều lipid, protit, cacbohydrat, các loại axit amin lysin, leucin, arginin; ngoài ra còn có chứa các thành phần khác như: sitosterol, coixol, coixenolid, dimethyl glucozit…
Tính vị: Vị ngọt, hơi hàn, tính bình.
Quy kinh: Kinh phế, tỳ, vị, can.
Tác Dụng Của Hạt Ý Dĩ:
Ý dĩ có 4 nhóm công dụng chính: lợi thấp, kiện tỳ, bài mủ và thư cân hoạt lạc. Dùng sống (sinh) thì lợi thấp, bài mủ; dùng sao chín thì kiện tỳ…
- Lợi thấp: sinh ý dĩ nhân (sống) có tác dụng lợi thủy trừ thấp: phối dùng với xa tiền tử, phục linh, trạch tả… dùng chữa tiểu bất lợi thủy thũng.
- Phối dùng với mộc qua, ngưu tất, phòng kỷ, tử tô, cau… dùng cho chân gối sưng đau, thấp, cước khí.
Kiện tỳ: ý dĩ nhân (sao) có công hiệu kiện tì trừ thấp, thường phối dùng: với bạch truật, phục linh, sơn dược sao, sao biển đậu, sao khiếm thực mễ… dùng chữa tỳ hư tiết tả (ỉa chảy).
- Với người tỳ hư, thấp thịnh, thường dùng cả 2 loại sinh sống và sao ý dĩ nhân, thì có hiệu quả kiện tì, lợi thấp.
Bài mủ: sinh ý dĩ nhân không những có thể lợi thấp, mà còn có hiệu quả thanh nhiệt bài mủ. Nếu dùng với, đông qua tử, đào nhân, lô căn… chữa phế ung.
- Phối dùng với cát cánh, bạch cập… dùng chữa phế ung, thổ ra nhiều mủ… thì có tác dụng trợ giúp bài mủ.
Thư cân: sinh dĩ nhân có tác dụng thư cân (gân), lợi khớp, giải đau tê.
- Phối dùng với uy linh tiên, phòng kỷ, khương hoạt, độc hoạt, tang chi, xích thược, đương quy, phụ phiến… dùng chữa phong thấp tê đau, co giật, thể không co duỗi. Với phong thấp tê bại lâu ngày, gân co rút khớp và chi biến dạng, phải dùng ý dĩ nhân và phối dùng với các thuốc kể trên, ngoài ra đồng thời phải phối dùng với cốt toái bổ, sơn giáp nướng, hồng hoa, địa long, hổ cốt (hoặc xương báo) tục đoạn, mộc qua, để hoạt huyết thông lạc, thư cân tráng cốt. Trường hợp này dùng sống và sao ý dĩ nhân, vừa là để lợi thấp thư cân lại vừa kiện tỳ ích vị.
Tác Dụng Dược Lý:
- Tác dụng lên hệ hô hấp: tinh dầu ý dĩ có tác dụng kích thích hô hấp hoặc ức chế hô hấp nếu liều cao. Đồng thời cũng có khả năng làm giãn phế quản.
- Tác dụng lên khối u: nhiều người cho rằng ý dĩ có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Tác dụng lên cơ vân: theo nhiều nghiên cứu thì tinh dầu ý dĩ có thể làm cơ vân giảm và ngưng co bóp. Tức là có tác dụng thư giãn đối với cơ trơn.
Cách Dùng Hạt Ý Dĩ:
- Dùng 1kg hạt ý dĩ tán thành dạng bột mịn cất vào lọ kín để dùng dần.
- Mỗi lần lấy khoảng 50g bột ý dĩ đem ngâm với nước ấm, để qua đêm sao cho bột ý dĩ lên men (Khi thấy bột này có mùi chua là được). Mỗi sáng bạn hãy thoa đều bột này lên mặt rồi rửa bằng nước sạch, dùng liên tục 1 tuần và cảm nhận hiệu quả bạn nhé.
Cách 2: Dùng bột ý dĩ làm mặt nạ dưỡng da và điều trị tàn nhang
- Tương truyền, cách đắp mặt nạ bột ý dĩ đã được các cung tần mỹ nữ Trung Hoa sử dụng rất hiệu quả từ thời kỳ phong kiến.
Cách làm:
- Lấy 1 thìa cà phê bột ý dĩ.
- 2 thìa cà phê mật ong.
- Đem trộn đều với nhau, dùng trổi mền quét hỗn hợp này lên mặt, cổ, vai, ngực…. và các vùng da mà bạn có ý định dưỡng trắng da, hoặc các vùng da bị tàn nhang (Cách dùng trên cũng có tác dụng điều trị tàn nhang rất tốt).
Cách 3: Dùng giảm béo
- Hạt ý dĩ 10g, lá sen khô 10g, táo mèo khô 10g đem sắc chung với 1 lit nước uống trong ngày. dùng liên tục khoảng 1 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể thao sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Hạt Ý Dĩ:
Lợi niệu tiêu thũng
- Bài 1: Cháo ý dĩ: nhân ý dĩ 125g xay vụn, nấu cùng với gạo tẻ để ăn. Trị phù thũng do tiêu hoá hấp thu kém.
- Bài 2: nhân ý dĩ 63g, vỏ bí đao 63g, hạt đậu đỏ 63g. Nấu cháo ăn. Trị phù thũng, thấp trệ, đái ít.
Trừ thấp, giảm đau
- Bài 1: Thuốc bột ý dĩ lá tre: nhân ý dĩ 20g, hoạt thạch 16g, thông thảo 8g, lá tre 12g, phục linh 12g, liên kiều 12g, bạch đậu khấu 16g. Trị thấp uất kinh mạch, thân thể nóng, đau nhức, ra nhiều mồ hôi, tiểu tiện không lợi.
- Bài 2: Ma hoàng hạnh nhân ý dĩ cam thảo thang: ma hoàng 12g, hạnh nhân 12g, ý dĩ nhân 20g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trị phong thấp, đau khắp thân thể, buổi chiều càng đau dữ dội.
- Bài 3: độc hoạt 12g, ý dĩ 30g, đậu đen 50g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp di chuyển nhiều khớp (hành tý).
Giúp tiêu hoá, cầm tiêu chảy: nhân ý dĩ 63g, hạt mã đề 20g. Sắc uống. Dùng cho các chứng tỳ hư, thấp trệ, tiêu chảy.
Thoát mủ, tan nhọt:
- Bài 1: nhân ý dĩ 125g, rễ cây lau 63g, nhân hạt bí đao 20g, nhân hạt đào 8g. Sắc uống. Trị ung nhọt ở phổi, ho đờm mủ có mùi hôi tanh.
- Bài 2: nhân ý dĩ 125g, phụ tử 8g, bại tương thảo 63g. Sắc uống. Trị viêm loét nhọt ở ruột đã có mủ.
Một số món ăn dùng hạt ý dĩ:
- Cháo ý dĩ: ý dĩ nấu cháo, cho ăn hàng ngày, dùng cho các bệnh nhân đái tháo đường khát nhiều, uống nhiều.
- Cháo gạo tẻ ý dĩ: ý dĩ 100g, gạo tẻ 100g. Ý dĩ tán bột, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hàng ngày. Dùng cho các trường hợp kinh giật co cứng cơ tay chân (chuột rút, vọp bẻ).
- Cháo ý dĩ quế chi phòng phong: phòng phong 12g, quế chi 10g, sinh khương 12g, gạo tẻ 100g, ý dĩ nhân 30g. Phòng phong, quế chi, sinh khương, sắc lấy nước, bỏ bã.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Hạt Ý Dĩ:
- Khi đang mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu sử dụng thì phải có sự cho phép của bác sĩ.
- Không sử dụng khi có dấu hiệu dị ứng với bất cứ thành phần nào của ý dĩ hay các loại thảo mộc.
- Cẩn trọng khi dùng ý dĩ với thuốc tiểu đường vì có thể làm giảm lượng đường trong máu nhanh hơn. Cụ thể đó là các loại thuốc như: glyburide, glimepiride, tolbutamide, glipizide…
Phân Phối Hạt Ý Dĩ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Hạt Ý Dĩ (Hạt Bo Bo) Giá: 140.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Hạt Ý Dĩ Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Hạt Ý Dĩ Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Công Dụng Và Cách Dùng Hạt Ý Dĩ”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Giảo Cổ Lam Khô, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Trái Nhàu, Viên Nhàu Noni, Nước Nhàu Noni.
Để lại một bình luận