Táo Tàu Đỏ Và Những Điều Cần Biết: Theo Đông y, Táo Tàu có tính ôn, vị ngọt của táo có tác dụng bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần, có hiệu quả điều trị với người tỳ vị suy nhược, ăn ít, phân loãng, mệt mỏi, khí huyết không đủ, tim đập nhanh; táo có thể làm hài hoà các vị thuốc, làm giảm nhẹ tính kích thích và tính độc của một số thuốc. Nếu không có bệnh gì ăn táo cũng rất có lợi như trong “Thần nông bản thảo kinh” nói: “Cửu phục khinh thân diên niên”. Có nghĩa là ăn táo nhiều làm cho cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu.
Táo Tàu Đỏ là loại quả giàu dinh dưỡng và nhiều nguyên tố vi lượng (trong 100g táo tàu có 1,4g protein, 100g lipit, 33,1 gluxit, 2,4g cellolese; có các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, natri, đồng…; các vitamin A, C, D, E, K, nhóm B…). Riêng vitamin C, táo tàu đỏ có hàm lượng lớn hơn các loại quả khác như táo, lê, nho, đào, sơn tra, cam, quýt, chanh… Ngoài ra còn chứa vitamin P, vitamin A, vitamin nhóm B… rất có lợi cho sức khỏe con người, vì vậy người ta gọi táo tàu đỏ là nguồn “vitamin tự nhiên”, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng rất lớn.
Táo Tàu Đỏ Và Những Điều Cần Biết:
Trung Y có câu: “Một ngày ăn ba quả táo, cả đời không thấy già”. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của táo tàu là có hàm lượng vitamin cao vượt trội cùng công dụng “bổ trung ích khí, nuôi máu sinh tân.” Quả táo tàu tươi chứa hàm lượng vitamin cực lớn nhưng rất khó chọn và dễ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong trường hợp ăn nhiều.
Bên cạnh đó, quả táo tàu khô tuy kém một ít về mặt hàm lượng vitamin, nhưng lại hơn về hàm lượng sắt, mức độ an toàn cùng chức năng trị bệnh. Bằng biện pháp thực nghiệm, các thầy thuốc Trung Y đã nhận ra công năng kì diệu của bài thuốc này. Theo đó, với người gan yếu, khi uống nước táo tàu ngâm mỗi ngày và liên tục duy trì trong một tuần sẽ giúp cơ thể giải độc gan và tăng lượng protein huyết thanh trong cơ thể, góp phần tránh các bệnh về gan
Tên gọi khác: Hồng táo, đại táo, can táo, cẩu nha, thích táo, mỹ táo, đường táo, nam táo, dương cung táo.
Tên khoa học: Zizyphus jujuba Mill.
Họ: Táo – Rhamnaceae.
Đặc Điểm Thực Vật Của Cây Táo Tàu:
- Táo tàu là một loại cây ăn quả có thân gỗ nhỏ. Cây có chiều cao khoảng 5 – 12 mét, phân nhiều cành mọc um tùm tỏa ra hai bên giống như một bụi cây, trên cành có thể có nhiều gai. Lá đơn, mọc đối so le trên các cành nhỏ, nhọn ở đầu, sớm rụng.
- Cây táo tàu cho ra nhiều hoa nhỏ có màu trắng, vàng hoặc máu ánh lục. Quả táo tàu thuộc dạng quả hạch, hình trứng, hơi lõm ở đầu. Khi còn non quả màu xanh lục, vỏ ngoài láng bóng và có vị hơi chua. Khi táo già hoặc chín, màu quả chuyển sang sắc đỏ hoặc đen ánh tía, vỏ ngoài co nhúm lại, nhăn nheo, hình dáng trông giống với quả chà là nhỏ.
Hình Ảnh Cây Đại Táo
Khu Vực Phân Bố Của Táo Tàu:
- Cây táo tàu được trồng nhiều ở Trung Quốc và dược liệu được sử dụng tại Việt Nam cũng chủ yếu nhập từ nguồn này. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng, loài cây này có nguồn gốc ở Bắc Phi và Syria. Sau đó di thực qua Ấn Độ trước khi tới Trung Quốc.
- Hiện tại, một số nơi ở miền Bắc nước ta đã bắt đầu trồng thử nghiệm cây táo tàu. Cây được nhân giống bằng cách chiết cành và được trồng vào mùa xuân. Từ tháng 4 đến tháng 6, cây bắt đầu ra hoa và kết quả vào tháng 7 đến tháng 8 hàng năm.
Bộ phận dùng: Phần sử dụng làm thuốc là quả khô của cây táo tàu. Đôi khi hạt và lá cũng có thể được dùng.
Đặc điểm dược liệu:
- Quả táo tàu khô có hình viên chùy, chiều dài khoảng 18 – 32mm. Bên ngoài vỏ màu đỏ nâu, nâu tím hoặc màu đen. Bên ngoài có nhiều vết nhăn ăn sâu vào trong. Cuối quả lõm, có thể còn nguyên cuống quả hoặc có một vết sẹo tròn do cuống rụng đi để lại.
- Chất thịt bên trong mềm, màu nâu nhạt, dẻo. Hạt có vỏ cứng, dài khoảng 9 – 12mm, nhọn ở hai đầu. Bên trong hạt có nhân màu trắng, chất cứng.
Thu hái: Quả táo tàu được thu hoạch vào mùa Thu Đông. Những quả chín sẽ được hái trước đem về rửa sạch, ăn tươi hoặc bào chế thành dược liệu.
Cách Bào Chế Đại Táo:
Cách 1: Bào chế hồng táo
- Quả chín được đem về phơi ngoài nắng to hoặc sấy cho thật khô ra màu hồng hoặc đỏ được gọi là hồng táo.
Cách 2: Bào chế đại táo
- Quả táo tàu tươi chín vàng hái về đem phơi cho lớp vỏ bên ngoài hơi nhăn lại. Bỏ hết táo vào trong một cái thùng có gai, lắc nhẹ để châm lỗ. Sau đó ngào táo với nước sắc cô đặc của rễ con, thân lá cây sinh địa (địa hoàng ) và một ít đường. Đem phơi nắng cho táo khô hoàn toàn và không còn dính tay. Lúc này táo sẽ chuyển sang màu đen, vị ngọt đậm gọi là đại táo hoặc hắc táo.
Thành Phần Hóa Học Có Trong Táo Tàu: Táo tàu chứa nhiều vitamin nhóm B, tiền vitamin A, E, chất xơ, khoáng chất, glucid, lipid, acid hữu cơ ở hàm lượng cao. Táo tàu được xem là một sản phẩm nhiều năng lượng, được các nhà ẩm thực ưa chuộng vì hương vị đặc trưng, dễ bảo quản và giữ được rất lâu.
Tính vị:
- Theo sách Bản kinh: Táo tàu vị ngọt, tính bình.
- Theo sách Thiên Kim Phương – Thực trị: Táo tàu vị ngọt, hơi cay, tính nóng, không chứa độc.
- Theo sách Trung Dược Học và Trung Dược Đại Từ Điển: Dược liệu có vị ngọt, tính ấm.
Quy kinh: Táo tàu có khả năng quy vào các kinh Can, Tỳ, Vị, Thận, Tâm, Phế.
Tác Dụng Của Táo Tàu Đỏ:
Theo y học cổ truyền:
- Đông y cho rằng, táo tàu khô có tác dụng bổ tỳ vị, lợi khí, sinh tân dịch, cường lực, chỉ thấu, bổ huyết, an thần, giải độc dược, điều hòa các loại thuốc.
- Chủ trị tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, kém ăn, hồi hộp, suy nhược cơ thể, bồn chồn khó ngủ, lở loét ngoài da, táo bón, nghẹt mũi…
Tác dụng của táo tàu theo nghiên cứu hiện đại:
- Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư: Thành phần vitamin C, axit triterpenic và polysacarit trong táo tàu có thể giúp ức chế, tiêu diệt các tế bào ác tính, ngăn chặn không cho ung thư lan rộng.
- Tác dụng trên hệ tim mạch: Táo tàu cung cấp nhiều kali giúp ổn định huyết áp, phòng chống các bệnh lý về tim mạch.
- Đối với hệ tiêu hóa: Saponin, tritrerpernoid và chất xơ có tác dụng ổn định chuyển động ruột, ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe đường ruột.
- Trên hệ tuần hoàn: Chất sắt và photpho trong táo tàu làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, kích thích lưu thông tuần hoàn máu trong toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, các chất alkaloid và triterpenoid còn giúp loại bỏ độc tố trong máu, thanh lọc máu.
- Kháng khuẩn, chống virus: Flavornoid và vitamin C trong dược liệu có đặc tính kháng khuẩn, chống lại sự xâm nhập của vi trùng, virus cảm cúm xâm nhập vào cơ thể.
- Công dụng của táo tàu với hệ miễn dịch: Chất polysacarit có khả năng trung hòa các gốc tự do, làm chậm tiến trình oxy hóa trong cơ thể, qua đó cải thiện chức năng hoạt động của hệ miễn dịch.
- Ngoài quả, hạt táo tàu cũng có nhiều tác dụng tốt như an thần, chữa mất ngủ, chống co giật, bảo vệ tế bào não, kích thích mọc tóc. Lá táo tàu chữa bệnh trĩ, cải thiện sức khỏe xương khớp.
Cách Dùng Táo Tàu Đỏ:
- Dùng cả quả táo tàu khô sắc uống, chưng nhừ hoặc bỏ hột và vỏ lấy phần thịt quả trộn với các dược liệu khác làm hoàn. Bên cạnh đó, quả táo tàu còn được sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn bài thuốc trị bệnh, cải thiện sức khỏe.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Táo Tàu Đỏ:
Cháo táo tàu: An thần, an giấc
- Trung Y cho rằng, vào một khoảng thời gian, phụ nữ sẽ có cảm giác nóng nảy, bất an, tinh thần không yên. Những lúc này có thể dùng hoa bách hợp, hạt sen, táo tàu nấu cháo. Cháo sẽ có công năng tĩnh tâm và an thần.
Canh táo tàu: Trị ho, nhuận phế
- Cuốn “Tất Hiệu Phương” từ thời nhà Đường từng ghi chép lại bài thuốc: sử dụng táo đỏ, mộc nhĩ trắng cùng đường phèn nấu canh có công dụng khỏi ho, bổ phổi.
Canh trứng nấu cùng táo tàu: Bổ máu, dưỡng nhan
- Long nhãn và táo tàu cùng ninh trong nước đường đỏ cho tới khi chín, sau đó bỏ thêm trứng vào, nấu vừa lửa. Những thành phần trong món canh này đều mang lại công năng bổ huyết, đẹp da.
Trà táo tàu: Bổ khí, dưỡng họng
- Dùng táo đỏ rang đen để pha trà có tác dụng trị đau dạ dày đồng thời loại bỏ hàn khí ở tại cơ quan này. Bên cạnh đó, trà táo đỏ pha cùng long nhãn sẽ là thức uống bồi bổ huyết khí, dưỡng họng hiệu quả, phù hợp với những người làm những công việc đòi hỏi phải nói nhiều như giảng dạy, chuyển nhượng hàng…
Rượu táo tàu: Khai thông mạch máu
- Trong quá trình ngâm, một số chất hữu cơ và dinh dưỡng trong táo hòa tan vào rượu. Những thành phần này có chức năng như “người quét đường” cho những mạch máu trong cơ thể.
Hồng táo hầm thịt thỏ:
- Hồng táo 15 quả, thịt thỏ 200g. Cho hồng táo, thịt thỏ vào nồi hầm chín, cũng có thể cho vào nồi đất hầm nhừ, cho gia vị vừa đủ rồi ăn. Tác dụng: bổ khí dưỡng huyết, thích hợp với người mắc bệnh ban xuất huyết chảy máu.
Cháo dưỡng tâm:
- Nhân sâm 10g, hồng táo 10 quả, mạch đông 10g, gạo nếp 100g, phục thần 10g, đường đen vừa đủ. Cho sâm, táo, mạch đông, phục thần vào nồi nấu lấy nước, cho gạo nếp vào nấu thành cháo sau đó cho lượng đường đen vừa đủ là được. Tác dụng: dưỡng huyết bổ tim, thích hợp với người bị suy lao do tâm huyết hư.
Cháo đan sâm:
- Đan sâm 30g, gạo nếp 50g, hồng táo 3 quả, đường đỏ 50g. Đan sâm cho nước vào nấu canh, chắt bã sau đó cho gạo nếp, hồng táo và đường đem nấu thành cháo, ăn nóng hoặc ấm, ngày 2 lần, 1 liệu trình là 10 ngày, cách 3 ngày lại uống. Tác dụng: hoạt huyết khứ ứ, phù hợp với người bị bệnh mạch vành.
Hồng táo lạc nhân:
- Hồng táo 50g, lạc nhân 100g, đường cát đỏ 50g. Rửa sạch hồng táo, ngâm bằng nước ấm; lạc nhân luộc qua một chút, để nguội bóc vỏ; cho hồng táo và vỏ lạc vào nồi nấu, cho thêm ít nước lạnh, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút, vớt vỏ lạc nhân ra, cho đường cát đỏ vào, đợi đường tan hết là được. Tác dụng: bổ tỳ sinh huyết, phù hợp với người bị thiếu máu do thiếu sắt.
Hồng táo xào hạt dẻ, thịt gà:
- Hồng táo 15 quả, hạt dẻ 150g, gà 1 con. Gà làm sạch, thái gà thành miếng xào lửa to, cho thêm ít gia vị và nước đun đến khi gà chín cho hồng táo, hạt dẻ vào om nhừ rồi ăn. Tác dụng: bổ tỳ thận, phù hợp với người khí suy do huyết áp thấp.
Chú ý:
- Táo tàu khô có kích thước khác nhau. Tuy không có sự chênh lệch đáng kể về hàm lượng dinh dưỡng và chức năng chữa bệnh, nhưng để tiện lợi cho quá trình chế biến, ta nên chọn táo to.
- Trong một số loại táo tàu, táo Tân Cương được nhận xét là “thượng hạng” bởi hương vị thơm ngon đặc biệt.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Táo Tàu:
- Không nên ăn nhiều táo tàu tươi vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như khó tiêu, tăng tiết dịch vị dạ dày, chướng bụng, mất cân bằng ngũ tạng. Bạn cũng không nên ăn táo tàu tươi khi bụng đang đói.
- Sử dụng dược liệu có nguồn gốc an toàn, xuất xứ rõ ràng.
- Người bị béo phì, đường huyết cao, đầy hơi, chướng bụng, nổi mụn, lở ngứa ngoài da nên thận trọng khi sử dụng.
- Vỏ táo tàu khô cứng nên khó tiêu hóa. Cần nhai kỹ trước khi nuốt.
- Táo tàu kị với Nguyên Sâm, Bạch vi. Không sử dụng các dược liệu này cùng lúc.
- Không dùng táo tào cho các trường hợp sau: Có bỉ khối ở vùng ngực, đau dạ dày do khí bế, đau bụng do giun, dị ứng với thành phần của táo tàu.
Phân Phối Táo Tàu Đỏ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Táo Tàu Đỏ Giá: 100.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Táo Tàu Đỏ Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Táo Tàu Đỏ Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Táo Tàu Đỏ Và Những Điều Cần Biết”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Cao Atiso, Giảo Cổ Lam Khô, Táo Tàu Đen, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất Bao Tử, Tam Thất Bắc.
Để lại một bình luận