Giới Thiệu Về Cây Cỏ Xước: Theo Đông y, Cỏ Xước có vị chua, đắng, tính bình (có tài liệu nói tính mát), tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm lưu thông huyết, còn có khả năng chống viên tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính, tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt, được sử dụng để chữa viêm khớp, phụ nữ sau sinh máu hôi không sạch làm giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
Cỏ xước còn gọi là nam ngưu tất, thổ ngưu tất, kê cốt hoang, tên khoa học Achyranthes aspera L.,. Loại cây này mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm thuốc. Lá non và ngọn cây còn được dùng nấu canh (với tôm, thịt heo nạc, đậu hủ) hoặc xào để ăn, rất tốt cho người bị phong thấp đau nhức hoặc phụ nữ kinh nguyệt không đều, béo phì.
1. Giới Thiệu Về Cây Cỏ Xước:
Tên gọi khác: Cây ngưu tất, bách bội, ngưu kinh, hoài ngưu tất, cây bách bội, hồng ngưu tất, ngưu tịch.
Tên khoa học: Achyranthes aspera L.
Họ: Rau dền (Amaranthaceae).
1.1. Đặc Điểm Thực Vật Của Cỏ Xước:
Cây cỏ xước là một loại thực vật thân thảo, mảnh, hơi vuông, sống nhiều năm. Cây có chiều cao dao động từ 1 – 2 mét, phân nhiều nhánh. Lá mọc đối, nhọn ở đầu, kích thước khoảng 2 – 4 cm bề ngang và 5 – 12 cm chiều dài. Trên lá có phiến hình trứng, méo nguyên, có cuống nhỏ.
Hoa cỏ xước mọc thành cụm. Bông hoa có thể phát triển từ kẽ lá hoặc ngay đầu cành. Quả có hình bầu dục, bên trong chứa 1 hạt hình trụ. Rễ màu vàng, hình trụ dài. Rễ chính phình to giống như củ, xung quanh đâm nhiều rễ con.
Theo cuốn “Từ điển thảo mộc dược học” loại thảo dược này có thể chia làm 4 loại:
Cỏ xước lông trắng – tên khoa học là achyranthes aspera var. argentea.
Cỏ xước Ấn Độ – tên khoa học là achyranthes aspera var. indica.
Cây cỏ xước xám đỏ – tên khoa học là achyranthes aspera var. rubrofusca.
Cỏ xước nguyên chùng – tên khoa học là achyranthes aspera var. aspera.
Trong đó, loại cỏ xước lông trắng được sử dụng nhiều nhất để điều chế các loại thuốc trong y học.
Bộ phận dùng: Toàn thân cây cỏ xước. Trong đó, phần rễ được sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhiều nhất.
Thu hái và sơ chế:
Cây cỏ xước được thu hoạch quanh năm. Cả cây được đem về rửa sạch, cắt riêng phần rễ, thân, lá, thái mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.
Trường hợp chỉ thu hoạch rễ, vụ thu hoạch chủ yếu là vào mùa đông. Lúc này thân và lá đang héo khô và rễ đã phình to. Rễ cây được đào lên, cắt bỏ rễ nhỏ. Phơi rễ cho đến khi vỏ ngoài nhăn lại rồi hun khói vài lần với lưu huỳnh. Cuối cùng, cắt bỏ phần đầu nhọn của rễ, thái lát mỏng, phơi khô.
1.2. Thành Phần Hóa Học Của Cây Cỏ Xước:
Trong rễ có chứa chất saponin, khi thuỷ phân sẽ cho axit oleanic C30H48O3 và galactoza, rhamnoza, glucoza. Ngoài ra còn có ecdysteron, inokosteron và muối kali.
Hình Ảnh Cây Cỏ Xước
2. Tác Dụng Của Cỏ Xước:
Tính vị: Cây cỏ xước có vị chua, đắng, có tính bình (một số tài liệu khác ghi nhận cây cỏ xước có tính mát).
Trong nền Y học cổ truyền, cây cỏ xước được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc, bởi cây cỏ xước có những tác dụng:
Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Giúp thanh nhiệt, lợi tiểu.
Hỗ trợ bổ gan, bổ thận, mạnh gân cốt.
Lưu thông và làm giảm Cholesterol trong máu.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
Tốt cho người bị xơ vữa động mạch.
Máu hôi không sạch cho phụ nữ sau sinh.
Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Công dụng của cây cỏ xước theo nghiên cứu hiện đại:
Cỏ xước giúp đẩy mạnh khả năng tổng hợp protein trong cơ thể
Thử nghiệm trên ếch cho thấy dịch chiết cồn cỏ xước gây ức chế tim ếch, khiến mạch máu giãn nở nên có tác dụng hạ áp, làm hưng phấn các cơ ở tử cung.
Một số chất trong cỏ xước có tác dụng kích thích tiểu tiện, giảm đường và cholesterol trong máu, nâng cao chức năng hoạt động của gan .
Hoạt chất saponin trong dược liệu kích thích co bóp cơ trơn tử cung.
Thành phần ecdysterone là một chất chống mang thai, ảnh hưởng đến sinh sản.
Cồn chiết xuất từ cỏ xước gây ức chế trên tim động vật nhỏ. Trong khi đó, nước sắc từ dược liệu này lại thể hiện tính ức chế đối với cơ tim chó.
Cỏ xước chống viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Thử nghiệm trên chuột lớn cho thấy cỏ xước làm giảm độ dính máu, chống đông máu.
Ngoài ra, hoạt chất Ecdysterone trong cỏ xước còn thể hiện rõ đặc tính giảm mỡ, giảm đường.
2.1. Cách Dùng Cỏ Xước:
Cách dùng: Thái nhỏ dược liệu đem sắc lấy nước uống hoặc giã nát đắp lên vùng đau.
Liều dùng: Sử dụng 15 – 30 gram/ lần.
2.2. Tham Khảo Một Số Cách Dùng Cây Cỏ Xước:
Hỗ trợ điều trị chứng sổ mũi, sốt: Cỏ xước 30g, đơn buốt 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
Hỗ trợ điều trị quai bị: Lấy cỏ xước giã nhỏ chế thành nước súc miệng và uống trong; còn bên ngoài lấy lượng vừa đủ giã đắp vào nơi quai bị sưng đau.
Chống co giật (kể cả bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu): rễ cỏ xước 40 – 60g sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm gan, viêm thận (kể cả viêm bang quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi): Cỏ xước 15g, cỏ tháp bút 15g, mộc thông 15g, mã đề (hay hạt lá bông) 15g, sinh địa 15g, rễ cỏ tranh 15g, sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch 15g, chia ba lần.
Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận (phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan virus, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bang quang, đái ra máu): Rễ cỏ xước 30g, rễ cỏ tranh 15g, mã đề 15g, mộc thông 15g, huyết dụ 15g, lá móng tay 15g, huyền sâm 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Hỗ trợ điều trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau lưng khi hành kinh: cỏ xước 6g, hương phụ 10g, ngải cứu 10g, ích mẫu 10g, củ nghệ vàng 6g, đậu đen (sao) 12g.
Hỗ trợ điều trị suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.
Hỗ trợ điều trị trị mỡ máu cao (kể cả xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt): Cỏ xước 16g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, hy thiêm 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cỏ mực 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ chiêu với nước thuốc. Cần uống liên tục 20 – 30 ngày.
2.3. Những Lưu Ý Khi Dùng Cỏ Xước:
Không sử dụng cây cỏ xước để điều trị bệnh cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần có trong dược liệu này.
Thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng có vấn đề về dạ dày, tiêu hóa, nếu sử dụng không đúng cách sẽ bị đau bụng, tiêu chảy.
Không sử dụng cho phụ nữ mang thai, bởi thuốc có thể gây ra quái thai. Phụ nữ cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và sử dụng thuốc, bởi thuốc có thể truyền sang con thông qua đường cho bú.
Phân Phối Cỏ Xước Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cỏ Xước Giá: 140.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Cỏ Xước Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cỏ Xước Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Giới Thiệu Về Cây Cỏ Xước”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bông Mã Đề, Cây Nhọ Nồi, Rễ Cỏ Tranh, Cây Râu Mèo, Hạt Ý Dĩ, Kim Tiền Thảo, Quả Chuối Hột, Râu Ngô Khô, Tầm Gửi Cây Gạo Tía, Tang Bạch Bì.
Trả lời