Địa Chỉ Bán Bạch Quả Nguyên Chất

Địa Chỉ Bán Bạch Quả Nguyên Chất:

  • Cơ Sở 1: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Cơ Sở 2: Số 2 Ngõ 127 Pháo Đài Láng – Đống Đa – Hà Nội.
  • Cơ Sở 3: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
  • Hotline: 082.3435.888 – 082.3535.666

Bán Bạch Quả Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Bạch Quả Khô

Bạch Quả Giá: 220.000 Đ / Kg

mua ngay

Giao Hàng Toàn Quốc - Thanh Toán Tại Nhà

Bạch Quả có vị ngọt, đắng, sáp, tính bình, có ít độc; vào kinh phế. Có tác dụng liễm phế khí, chỉ xuyễn khái, thu súc tiểu tiện, chỉ bạch đới, lâm trọc. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, lao phổi, di tinh di niệu, khí hư bạch đới. Hằng ngày có thể dùng 4 – 12g bằng cách ăn sống, nướng, rang, sắc, nấu.

Thành Phần Hóa Học Có Trọng Bạch Quả:

  • Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường.
  • Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
  • Lá bạch quả chứa hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen.
  • Các hợp chất favonoic là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol, phần đường là glucoza và rhamnose.
  • Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite và biloblit có vị đắng. Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.

Mô Tả Cây Bạch Quả:

  • Cây bạch quả là một cây thuốc quý, dạng cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.

Phân Bố, Thu Hái Và Cách Chế Biến Bạch Quả:

  • Nguồn gốc Ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng Ở Trung Quốc, một ít Ở Nhật Bản.
  • Pételot (1954) nói có thấy ở bắc Việt Nam mọc rải rác trong một số vườn hoa và quanh một số ngôi chùa để làm cảnh. Nhưng thực tế qua mấy chục năm chúng tôi không tìm thấy. Hỏi nhiều nhà thực vật danh tiếng cũng đều nói chưa gặp. Tại các hiệu thuốc, bạch quả thuộc loại ít dùng. Thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Những lá bạch quả dùng để nghiên cứu lúc đầu nhập của Nhật Bản và Triều Tiên. Lá bạch quả được dùng để chế những sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux.
  • Tháng 9 – 10 thu hái quả đã chín, để đống trên mặt đất, hoặc ngâm vào trong nước, làm cho chất thịt vỏ ngoài hạt thối nát (cũng có thể giã bỏ vỏ ngoài hạt), rửa sạch, phơi khô.
  • Bạch quả nhân: Nhặt sạch tạp chất, bỏ đi tạp chất.
  • Thục bạch quả: Lấy Bạch quả đã lựa sạch, chưng chín, sao chín hoặc nướng chín, bỏ vỏ.

Bộ Phận Dùng Làm Thuốc Của Bạch Quả:

  • Là Quả của Cây Bạch Quả.

Tính Vị Của Bạch Quả:

  • Trung dược đại từ điển: Ngọt, đắng, chát, bình, có độc.
  • Trung dược học: Ngọt, đắng, chát, bình.
  • Ẩm thiện chính yếu: Vị ngọt đắng, không độc.
  • Điền Nam bản thảo: Vị ngọt, bình, tính hàn.
  • Cương mục: Ngọt đắng, bình, chát. Ăn chín đắng nhỏ hơi ngọt, tính ấm, có độc nhỏ.

Bạch Quả Quy Vào Các Kinh:

  • Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Thận.
  • Trung dược học: Có độc, vào kinh Phế.
  • Cương mục: Vào kinh Phế.
  • Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Thủ thái âm, thái dương.
  • Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Tâm, Phế, Thận.

Địa Chỉ Bán Bạch Quả Nguyên Chất

Công Dụng Của Bạch Quả:

Theo y học cổ truyền:

  • Theo Đông y, bạch quả vị ngọt, đắng, sáp, tính bình, có ít độc; vào phế. Có tác dụng liễm phế khí, chỉ suyễn khái, thu súc tiểu tiện, chỉ bạch đái lâm trọc. Dùng cho người hen suyễn, lao phổi, di tinh di niệu, khí hư bạch đái. Bạch quả thuộc nhóm chữa ho, cắt cơn hen suyễn. Ngày dùng 4 – 12g bằng cách ăn sống, nướng rang, sắc hãm, nấu hầm.
  • Liễm Phế khí, định suyễn ho, cầm đái trọc, súc tiểu tiện. Trị hen suyễn, đàm thấu, bạch đới, bạch trọc, di tinh, bệnh lâm, tiểu tiện nhiều lần liên tiếp.
  • Tam nguyên duyên thọ thư: Ăn sống giải rượu.
  • Điền Nam bản thảo: Nhọt to không ra đầu, thịt Bạch quả cùng nếp chưng hợp với mật hoàn; với Hạch đào giả nát làm cao uống, trị ăn nghẹn phản vị (nôn ọe), bạch trọc, lãnh lâm; giã nát đắp huyệt Thái dương, ngừng đau mắt đầu phong, còn đắp vô danh thũng độc.
  • Phẩm hối tinh yếu: Nướng ăn chín, cầm tiểu tiện nhiều lần.
  • Y học nhập môn: Thanh trọc khí Phế Vị, hóa đàm định suyễn, cầm ho.
  • Cương mục: Ăn chín ôn Phế ích khí, định suyễn ho, súc tiểu tiện, cầm bạch trọc; ăn sống giáng đàm, tiêu độc sát trùng.
  • Bản thảo tái tân: Bổ khí dưỡng tâm, ích Thận tư âm, cầm ho trừ đàm, sinh cơ thịt, trừ mủ hút độc, tiêu ung nhọt ghẻ lở.
  • Bản thảo tiện độc: Trên liễm Phế kim trừ ho nghịch, dưới hành thấp trọc hóa đàm dãi.
  • Hiện đại thực dụng Trung dược: Hạch nhân trị suyễn thở, choáng đầu, ù tai, lâm trọc mạn tính và đái hạ ở phụ nữ. Thịt Bạch quả giã nát làm thuốc vải dán, có tác dụng tạo bọt (?); ngâm dầu cải 1 năm trở lên, dùng trị lao phổi.
  • Trung dược Sơn Đông: Trị di tinh, di niệu.

Tác dụng dược lý:

  • Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kem trí nhớ, hay gắt bẳncủa người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng của vi tuần hoàn.
  • Giúp cải thiện lưu thông máu, kích thích và tăng tuần hoàn não (bao gồm cả vi tuần hoàn trong các mao mạch nhỏ) đến phần lớn các mô và cơ quan; bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào; ngăn chặn nhiều tác động của tác nhân hoạt hóa tiểu huyết cầu (tụ tập tiểu huyết cầu, vón cục máu) có liên quan tới sự phát triển của một loạt rối loạn tim mạch, thận, hô hấp và hệ thần kinh trung ương.
  • Bạch quả giúp mạch máu giãn ra, làm số lượng máu lưu thông nhiều hơn, làm hạ áp suất máu trong mao mạch, giúp đưa một lượng lớn oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng não bị tổn hại, nhờ đó các tế bào não được hồi phục nhanh chóng.
  • Chống lão suy và bệnh Alzheimer, mỗi ngày sử dụng 120mg cao chiết từ lá bạch quả giúp trí óc minh mẫn và phản ứng nhanh nhạy hơn.
  • Tăng cường trí nhớ và tập trung tinh thần, mỗi ngày dùng khoảng 40mg cao bạch quả sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc hiệu quả rõ rệt.
  • Hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu, 80% bệnh nhân sử dụng cao bạch quả thấy giảm triệu chứng đau rõ rệt do tác động của các hoạt chất lên động mạch.
  • Hỗ trợ điều trị chứng tê cóng tay chân. Cao bạch quả giúp máu lưu thông dễ dàng đến tứ chi cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Giúp tăng cường thính giác, nhờ tác dụng tăng cường lượng oxy đến cơ quan thính giác. Mỗi ngày dùng 160mg cao trong thời gian 1-3 tháng, kết quả đạt được là 80%.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương. Bạch quả giúp máu lưu thông dễ dàng nên giúp tăng dung tích và tạo áp suất máu cần thiết cho sự cương cứng.
  • Chống lão hóa, các hợp chất flavonoit trong lá bạch quả đóng vai trò một chất chống oxy hóa tế bào tuyệt hảo, giúp cơ thể chống lại tình trạng suy thoái, già hóa, nhờ đó tinh thần minh mẫn, sảng khoái, cơ thể trẻ lâu và tuổi thọ được kéo dài. Liều dùng: ngày 2-3 lần, mỗi lần 40mg cao khô.
  • Người Hoa thường dùng nhân bạch quả để nấu các món ăn tiềm, hầm như vịt tiềm, bát bửu, dê tiềm, gà hầm hải sâm… rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, bạch quả còn được dùng nấu chè cùng táo tàu, hạt sen, sâm bổ lượng… như một món ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Những món ăn này là bài thuốc quý cho làn da phụ nữ, giúp điều hòa máu huyết, làm sạch phổi…

Những Ai Nên Dùng Bạch Quả ?

  • Người bị viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, hen phế quản, lao phổi.
  • Người bị di tinh di niệu, khí hư bạch đái.

Cách Dùng Bạch Quả:

  • Nhân bạch quả ngày dùng 1 0- 20 gr, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng thuốc sắc hay nướng chín, tán bột.

Lưu Ý Khi Dùng Bạch quả:

  • Không nên dùng nhiều trong 1 lần, phòng ngộ độc; đặc biệt là trẻ em. Nếu bị ngộ độc bạch quả, có thể thấy các triệu chứng: nhức đầu, phát sốt, co rút gân, bứt rứt khó chịu, nôn mửa, khó thở…; phải lấy ngay 125g cam thảo hoặc 63g vỏ quả bạch quả sắc uống để giải độc.

Không tốt cho người dùng thuốc chống đông:

Cho dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên người sử dụng phải lưu ý là bạch quả vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ:

  • Những người bị rối loạn tuần hoàn máu và những người đang sử dụng thuốc chống đông (ví dụ như Aspirin). Bạch quả cũng có thể gây tác động bất lợi lên bộ máy tiêu hóa cũng như gây những cơn đau đầu.  
  • Cũng không nên dùng bạch quả nếu đang sử dụng những loại thuốc kháng trầm cảm vì sẽ gây nên sự tương tác thuốc nguy hiểm.

Phụ nữ có thai không nên dùng:

  • Bạch quả làm tăng khả năng xuất huyết, vì vậy những bệnh nhân có vấn đề về đông máu, máu khó đông… thì không nên dùng. Phụ nữ có thai cũng được khuyến cáo không nên sử dụng.  

Trẻ con ăn dễ ngộ độc:

  • Hạt của bạch quả có chứa phenol, chất không có lợi cho trẻ em, kích thích dây thần kinh, niêm mạc đường tiêu hóa và dễ gây các bệnh về da. Cho trẻ ăn quá nhiều hạt quả này , sau 2-6 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn nữa là ngộ độc.
  • Ngoài ra, bạch quả, có thành phần độc tố là ammonocarbonous acid) còn có tên hychocyanic acid, formonitrile). Nó có thể dễ dàng kết hợp với cytochrome oxidase  của  cơ thể, làm cho hợp chất của tế bào này mất hết hoạt tính, khiến tế bào không thể tiếp nhận oxy . Với người lớn  thì khả năng chịu đựng tương đối cao; nhưng với trẻ nhỏ thì chỉ có thể chịu đựng được lượng rất nhỏ loại độc tố này, một lần mà ăn tới 30 hạt là dễ trúng độc.

Không nên ăn sống:

  • Bạch quả mà ăn sống mức độ ngộ độc nguy hiểm càng cao. Thông thường thì sau khi ăn chừng một đến vài tiếng đồng hồ là có triệu chứng trúng độc, thoạt đầu là lợm giọng, rồi nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tiếp đến là hoa mắt, váng đầu, bứt rứt khó chịu, co giật, hôn mê, nghiêm trọng có thể tử vong.
  • Các chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng bạch quả nếu gặp những tác dụng phụ như nhức đầu, hiếu động bất thường, tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn thì cần phải đến các cơ sở y tế ngày và không nên cho trẻ nhỏ ăn.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Miễn Phí Giao Hàng Nội Thành Hà Nội

Hotline Hỗ Trợ: 082.3435.888 – 082.3535.666

Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Cát Cánh, Mạch Môn, Chỉ Thực, Quả La Hán, Kha Tử.

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666