Bạch Cổ Đinh còn gọi là Ða Quả Tán Phòng có tác dụng làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn. Lá giã ra thành bột dùng nguội hay nóng như thuốc đắp trị nhọt và sưng viêm; dùng trị vết cắn do động vật và dùng với mật đường thành dạng thuốc viên trị vàng da.
Cây Bạch Cổ Đinh – Cây Thuốc Quý
Tên khác: Ða Quả Tán Phòng.
Tên khoa học:
- Polycarpaea Corymbosa (L) Lam. Họ Cẩm Chướng (Caryophyllaceae).
Mô tả cây Bạch Cổ Đinh:
- Cây thảo cao 10-40cm, có nhánh nhiều hay ít, nhẵn hay có lông len màu trắng. Lá hình dải, nhọn, có lòng cứng thành mũi nhọn ngắn ở đầu, nhẵn hay hơi có lông, dài 5-20mm, mọc đối hay mọc vòng. Hoa dạng vẩy, màu trắng hay hơi hung.
Bộ phận dùng cây Bạch Cổ Đinh:
- Toàn cây – Herba Polycarpaeae.
Phân bố và thu hái:
- Cây mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc và cũng phổ biến ở những nơi có cát khắp nước ta: Hải Hưng, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá… đến Bình Thuận, Minh Hải.
Tính vị, tác dụng: Làm dịu và săn da.
Công dụng của Bạch Cổ Đinh:
- Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn. Lá giã ra thành bột dùng nguội hay nóng như thuốc đắp trị nhọt và sưng viêm, dùng trị vết cắn do động vật và dùng với mật đường thành dạng thuốc viên trị vàng da.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cây bạch cổ đinh”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Trả lời