Xạ Trị Ung Thư Là Gì ?

xa-tri-ung-thu-la-giXạ trị ung thư là một trong số những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị ung thư giúp giảm đau, hoặc dùng trước hay sau phẫu thuật hay kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả.

Phương pháp xạ trị ung thư là gì ?

  • Phương pháp xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ ion hoá và tia X mang năng nượng cao để phá vỡ các tế bào ung thư. Tia X từ lâu đã được các bác sĩ sử dụng để chụp bên trong cơ thể người. Mức năng lượng của bức xạ được sử dụng để chữa bệnh ung thư là Mega Vôn, cao hơn nhiều so với mức Kilô Vôn của tia X sử dụng trong chẩn đoán bệnh.

Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm:

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Hóa Trị Ung Thư Là Gì ?
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Cách Phòng Tránh Bệnh Ung Thư
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Hóa Chất Trị Liệu Bệnh Ung Thư Là Gì ?
  • Hơn nữa, lượng phóng xạ được sử dụng trong điều trị ung thư cũng cao hơn nhiều lần so với mức phóng xạ dùng trong chuẩn đoán. Sự ra đời của phương pháp xạ trị Mêga Vôn đã làm tăng cơ hội cứu sống bệnh nhân một cách rõ rệt đồng thời làm giảm thiểu các tác dụng phụ.
  • Đây là phương pháp điều trị tại chỗ có khả năng chữa trị tốt đối với một số loại ung thư như: ung thư hạch bạch huyết, ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, một số ung thư vùng đầu cổ… nếu như còn ở giai đoạn sớm.Với cách này thì các tế bào ung thư sẽ bị chết hoặc teo nhỏ lại do bị tiêu diệt trực tiếp bằng 1 tia có năng lượng cao (thường là tia X).
  • Các bác sĩ có thể lựa chọn 1 trong 3 cách điều trị bằng tia xạ: chiếu tia từ bên ngoài; dùng thỏi phóng xạ nhỏ cắm vào các hốc tự nhiên trong cơ thể hay các tổ chức mang ung thư, cho bệnh nhân uống hoặc tiêm các thuốc có đồng vị phóng xạ.
  • Xạ trị thường dùng để hỗ trợ cho biện pháp phẫu thuật. Nếu khối u quá lớn hoặc nó nằm ở vị trí không thuận lợi thì có thể tiến hành xạ trị để làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật. Ngược lại, nếu sau mổ mà các tế bào ung thư vẫn còn sót lại thì áp dụng xạ trị để tiêu diệt chúng nhằm ngăn ngừa tái phát ung thư. Cũng có khi tia xạ kết hợp với hóa chất để tăng thêm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư nếu như một mình hóa trị không giải quyết được vấn đề.
  • Việc tiến hành điều trị tia xạ sẽ được lên kế hoạch chi tiết cẩn thận tránh làm ảnh hưởng đến tổ chức lành xung quanh. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc sử dụng liều lượng không thích hợp hoặc kỹ thuật chiếu không đúng khiến các mô lành xung quanh cũng bị tiêu diệt và xảy ra một số biến chứng như da bị kích thích, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi. Thông thường các biến chứng này chỉ thoáng qua, sau khi ngừng xạ trị thì sẽ khỏi.
  • Mặt hạn chế của xạ trị là không áp dụng được khi ung thư đã lan ra toàn thân. Một số ung thư chống chỉ định của xạ trị như ung thư dạ dày, đại tràng hoặc tụy… Biến chứng của xạ trị nhiều khi khá trầm trọng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người bệnh, gây tổn thương các mô lành, làm cho mô bị chai cứng, gây biến chứng tại các tạng rỗng (ruột, thực quản) bị teo hẹp làm khó nuốt khó đi tiêu, gây chảy máu tại các chỗ lở loét.
  • Xạ trị còn có thể gây ung thư khác cho người bệnh mà sau đó thường được cho là di căn. Nếu xạ trị liên tục kéo dài có thể làm cho sức khỏe kiệt quệ, mất sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Nếu không có hạn chế và bồi dưỡng thích đáng bệnh nhân có thể chết trước khi chết vì khối ung thư. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị, các bác sĩ luôn hướng cho bệnh nhân sử dụng kèm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên vừa an toàn lại giúp cho cơ thể bệnh nhân đào thải độc tố, nâng cao thể trạng, bảo vệ tế bào lành trong quá trình xạ trị.

Phương pháp xạ trị ung thư hoạt động như thế nào ?

  • Các tế bào khoẻ mạnh phân chia và tự thay thế theo một quá trình có trật tự, giữ cơ thể khoẻ mạnh và phục hồi các cấu trúc khi cần thiết. Bệnh ung thư xuất hiện khi khả năng phân chia và thay thế theo đúng trật tự bị mất đi. Các tế bào bệnh phân chia rất nhanh tạo ra các khối kết của mô gọi là khối u và các khối u này lan ra các mô và các bộ phận xung quanh (đôi khi lan hẳn ra phần khác của cơ thể).
  • Phương pháp xạ trị phá huỷ DNA của các tế bào ung thư (DNA là thông tin gen tối quan trọng quyết định quá trình sản sinh. Khi DNA bị phá huỷ, các tế bào ung thư không còn khả năng sản sinh và làm cho khối u co lại. Các tế bào phát triển càng nhanh thì càng nhạy cảm với các tác động của tia xạ.
  • Có thể sử dụng các màng chắn đặc biệt để bảo vệ các cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể. Nhưng dù đã có bảo vệ nhưng một số tế bào khoẻ mạnh vẫn bị ảnh hưởng của tia xạ. Tuy nhiên, các tế bào khoẻ mạnh này có khả năng phục hồi hoàn toàn sau khi bị tác động của tia xạ. Đó là do các tế bào này có thể sử dụng cơ chế tự phục hồi của cơ thể người tốt hơn để phục hồi lại những tổn thương DNA. Sự khác biệt này đã được lợi dụng để chữa ung thư phân theo nhiều giai đoạn.

Mục đích của phương pháp xạ trị ung thư là gì?

  • Phương pháp xạ trị là một phương pháp hiệu quả cho nhiều loại bệnh ung thư trên nhiều phần của cơ thể. Mục đích chính của phương pháp này là điều trị khỏi bệnh ung thư. Và một mục đích khác của xạ trị là loại bỏ các triệu chứng như đau đớn, chảy máu hay tắc các cơ quan nội tạng quan trọng.
  • Đối với nhiều bệnh nhân, xạ trị là phương pháp duy nhất mà họ cần để điều trị. Đối với một số khác bệnh nhân, xạ trị cũng có thể được kết hợp với các phương pháp khác để điều trị như phẫu thuật và hoá trị liệu.

Chuẩn bị cho việc điều trị

  • Bệnh nhân sẽ mất 2 đến 3 giờ trong lần đầu tiên.
  • Bệnh nhân mặc áo choàng do bệnh viện cung cấp mà không cần cởi bỏ trang sức hay đồng hồ (trừ khi nằm trong khu vực được điều trị). Mạng che cố định được đặt cho bệnh nhân nếu như bệnh nhân bị ung thư ở khu vực đầu và cổ.
  • Bệnh nhân sẽ được định vị khu vực cần được xạ trị. Hình ảnh mô phỏng bằng CT được sử dụng cho chương trình điều trị và định hình tia xạ trị trên Multi-Leaf Collimator, chỉ tác dụng lên khu vực cần được điều trị.

xa-tri-ung-thu

Những việc bệnh nhân có thể làm

  • Tất cả mọi người, đặc biệt là bệnh nhân trực tiếp được chữa bệnh bằng phương pháp xạ trị cần biết mình có thể làm được gì để quá trình xạ trị được diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ hơn.
  • Điều đầu tiên là nên báo với bác sĩ về tất cả các thuốc mà bạn đang dùng, kể cả những thuốc bạn tự mua hoặc các loại thảo dược, vitamin.
  • Xạ trị đúng hẹn.
  • Nếu có thắc mắc hãy đặt câu hỏi, nhân viên xạ trị sẽ giúp đỡ bạn.
  • Nếu bạn buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi cần tham khảo thêm các hướng dẫn khác và báo ngay cho bác sĩ của bạn.
  • Những vết xăm nhỏ ở vùng có khối u có thể giúp định hướng tia xạ. Nhưng nếu bạn được đánh dấu bằng mực thì phải cẩn thận để tránh mất đi. Nhớ hỏi nhân viên xạ trị xem khi nào bạn có thể lau vùng mực đó.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khi điều trị, cũng như một năm sau đó.
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái ở vùng xạ trị, thường dùng vải mềm.
  • Trao đổi với y tá hoặc bác sĩ về các loại kem, phấn thoa da, các loại chất khử mùi hoặc trang điểm trên vùng da xạ trị. Tránh dùng các loại keo dính, các loại đắp nóng hoặc lạnh hay bất cứ lọai gì có thể kích thích da.
  • Tắm nước ấm, sử dụng xà phòng nhẹ.
  • Tránh đám đông và không tiếp xúc với những người đang bị nhiễm trùng, cảm cúm, ho hoặc sốt.
  • Lưu ý số lượng huyết cầu khi làm xét nghiệm.
  • Sử dụng biện pháp ngừa thai khi xạ trị và 3 tháng sau đó.
  • Nếu vùng bị ảnh hưởng ở vùng chậu (như bàng quang, tiền liệt tuyến, âm đạo, cổ tử cung hoặc tử cung), cần trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ lên chức năng tình dục và những biện pháp mà bạn có thể thực hiện.
  • Nếu vùng da bị rỉ nước, bạn có thể phải cần những tấm che đặc biệt để bảo vệ vùng da xạ trị và phải báo với nhân viên y tế ngay.

Rủi ro của xạ trị ung thư

  • Xạ trị có thể gây tổn hại hoặc phá hủy các tế bào ung thư cũng như các tế bào bình thường, do đó gây ra các tác dụng phụ. Hầu hết các tác dụng phụ xảy ra trong khi điều trị thường là tạm thời, tuy nhiên cũng có một số ảnh hưởng của xạ trị có thể ảnh hưởng lâu dài, nhưng hiếm khi nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng và cách đối phó.
  • Theo bác sĩ, người bệnh không nên mang thai trước hoặc trong quá trình xạ trị vì xạ trị có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tương tự như phụ nữ, nam giới cũng không nên quyết định có con trong thời gian xạ trị cho tới khi kết thúc điều trị vài tháng.

Tác dụng phụ của xạ trị ung thư

  • Xạ trị hoàn toàn không đau, nhưng nó cũng có một vài tác dụng phụ vì gây ảnh hường đến những mô bình thường quanh khu vực điều trị. Nhưng hầu hết là tạm thời. Điều trị những phần khác nhau trong cơ thể có phản ứng phụ khác nhau.
  • Phản ứng của da: da bị bạc màu giống như bị cháy nắng nhẹ.
  • Buồn nôn, nôn và chán ăn: sẽ hết sau khi điều trị.
  • Tiêu chảy nếu như xạ trị ở phần bụng. Tránh ăn rau xanh, trái cây, thức uống có cồn và uống nhiều nước.
  • Đau cổ, khô miệng hay thay đổi vị giác nếu xạ trị ở phần cổ và họng.
  • Mệt mỏi sau 2, 3 tuần xạ trị. Chỉ cần nghỉ ngơi thêm vài giờ mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “xạ trị ung thư là gì ?, phương pháp xạ trị ung thư là gì ?, tác dụng phụ của xạ trị ung thư… “.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666