Trạch Tả Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Tiết Niệu

Trạch Tả Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Tiết Niệu rất hiệu quả, theo đông y  trạch tả vị ngọt nhạt, tính hàn; vào các kinh thận và bàng quang. Có tác dụng lợi niệu, thẩm thấp; ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt.

Trạch tả còn có tên mã đề nước, vị thuốc là thân rễ (củ) khô của cây trạch tả (Alisma plantago-aquatica L.), thuộc họ trạch tả (Alismataceae). Trạch tả chứa  tinh dầu, chất nhựa, proteid và tinh bột, các tritecpen alisol…

trạc tả hỗ trợ điều trị bệnh tiết niệu

Trạch Tả Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Tiết Niệu

Mô tả, phân bố:

  • Trạch Tả thuộc loại cây thảo, cao 60 – 100cm. Thân rễ có dạng hình cầu, hình trứng hay hình con quay, màu trắng. Lá mọc thành cụm ở gốc, cuống lá dài, có bẹ ôm vào nhau hình hoa thị, phiến lá nguyên, hình trứng, đầu lá nhọn.
  • Cây mọc hoang hay được trồng ở các ruộng nước, ao nông có bùn lầy. Các tỉnh có nhiều Trạch tả là: Lào Cai, các tỉnh vùng Tây bắc và vùng đồng bằng sông Hồng.

Bộ phận dùng, thu hái:

  • Bộ phận dùng làm thuốc của Trạch tả là thân rễ (rhizoma Alismatis). Thu hoạch một năm hai vụ (vào tháng 6 và tháng 12). Nhổ cả cây, cắt lấy củ gọt sạch rễ con, phơi hoặc sấy khô. rồi xát cho hết rễ con và vỏ thô ở ngoài, độ ẩm không quá 12%.
  • Dược liệu trạch tả hơi có mùi, vị ngọt, hơi đắng. Trạch tả đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

Theo Y học cổ truyền:

  • Trạch Tả có tác dụng lợi tiểu thẩm thấp. Trị các chứng phù, tiểu ít, chứng lâm, tiết tả, di tinh.
  • Theo Đông y, trạch tả có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, trừ thấp, kiện vị, giảm béo, thanh nhiệt.

cây trạch tả

Tham khảo một số cách dùng Trạch Tả:

Lợi niệu, thông lâm: hỗ trợ điều trị chứng thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi, thuỷ thũng hoặc đái nhỏ giọt và đục.

  • Bài 1: trạch tả 12g, cây mã đề 12g, trư linh 12g, thạch vĩ 12g, xuyên mộc hương 8g, rễ cỏ tranh 20g. Sắc uống. Trị tiểu tiện không thông.
  • Bài 2: trạch tả 16g, phục linh 16g, trư linh 16g, hạt mã đề 16g. Sắc uống. Trị viêm thận cấp, tiểu ít, phù thũng rõ rệt.
  • Bài 3: trạch tả 12g, bạch truật 12g, cúc hoa 16g. Sắc uống. Trị viêm thận mạn, váng đầu.
  • Bài 4: Bột trạch tả: trạch tả, xích linh, chỉ xác, mộc thông, hạt cau, khiên ngưu, liều lượng bằng nhau. Các vị nghiền thành bột. Mỗi lần uống 12 – 20g, chiêu với nước gừng tươi và hành ta; uống cho đến khi lợi đại tiểu tiện thì thôi. Trị phù chân (cước khí), bí đại tiểu tiện, đầy bụng, tức ngực.
  • Bài 5: trạch tả 6g, bạch truật 4g, phục linh 6g, cam thảo 2g, quế chi 2g. Sắc uống. Chữa thủy thũng, cổ trướng

Thẩm thấp, cầm tiêu chảy: hỗ trợ điều trị các chứng thuỷ thấp, tiêu chảy, sôi bụng mà không đau bụng.

  • Bài 1: bạch truật 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, thần khúc 12g, mạch nha 12g, trần bì 8g, sa nhân 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị các dạng tiêu chảy. Nếu thể lạnh, thêm mộc hương 4g, gừng lùi 8g; thể nóng, thêm hoàng cầm 10g, bạch truật 8g; cảm nắng, thêm hương nhu 8g, đậu ván trắng 12g; có thấp, thêm thương truật 8g, bán hạ 8g, trư linh 8g, hoạt thạch 10g; ăn không tiêu, thêm sơn tra 10g, chỉ thực 8g; bệnh đã lâu ngày, thêm đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, thăng ma 8g; tiêu chảy liên tục, thêm nhục đậu khấu 8g, kha tử 8g.
  • Bài 2: trạch tả 12g, trư linh 12g, xích phục linh 12g, bạch đầu ông 20g, hạt mã đề 8g. Sắc uống. Trị viêm ruột cấp.

Hỗ trợ điều trị xây xẩm, choáng váng, miệng khát:

  • Bài 1: trạch tả 9g, bạch truật 9g, phục linh 9g, bán hạ chế 9g, hạn liên thảo 10g, nữ trinh tử 9g. Sắc uống. Trị chóng mặt, hoa mắt.
  • Bài 2: trạch tả 8g, ích mẫu 8g, xa tiền tử 8g, hạ khô thảo 8g, thảo quyết minh 8g, câu đằng 8g. Sắc uống. Chữa tăng huyết áp.
  • Bài 3: trạch tả 12g, ngọc trúc 12g, sa uyển tử 12g, Bạch Tật Lê 12g, hoài sơn 15g, tang bạch bì 15g, câu kỷ tử 15g, râu ngô 9g. Sắc uống. Đợt điều trị 10 ngày. Chữa đái tháo đường. Lưu ý: kiêng thức ăn lạnh tanh, thịt dê, cừu.

Kiêng kỵ: Người không bị thấp nhiệt và yếu thận không nên uống.

Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “trạch tả hỗ trợ điều trị bệnh tiết niệu”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Lưu

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666