Dinh Dưỡng Cho Người Viêm Gan

dinh-duong-cho-nguoi-viem-gan

Để có được dinh dưỡng cho người viêm gan như: viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, xơ gan, viêm gan siêu vi B… trước hết cần phải thay đổi những thói quen độc hại của người mắc bệnh viêm gan.

Những Thói Quen Độc Hại Của Người Mắc Bệnh Viêm Gan:

Uống quá nhiều rượu

  • Rượu sau khi vào cơ thể một lượng nhỏ thông qua quá trình trao đổi chất chủ yếu thực hiện ở gan, được bài tiết ra ngoài qua hơi thở, phổi và tuyến mồ hôi; lượng còn lại cùng với ethanol trong gan hình thành dehydrogenase, chất này rất có hại cho tế bào gan.
  • Vì vậy, rượu rất có hại cho những bệnh nhân viêm gan B mãn tính, vi rút viêm gan B và rượu khi cùng tồn tại sẽ gia tăng tổn hại cho gan, dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
  • Những người có vi rút viêm gan B âm tính nếu uống rượu trong thời gian dài thì khả năng bị xơ gan, ung thư gan và giảm tuổi thọ cao hơn nhiều.

Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm:

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Phòng Ngừa Bệnh Gan Bằng Cách Nào ?
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Xơ Gan
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Gan Và Chức Năng Của Gan

Loạn dùng thuốc

  • Cùng với sự xuất hiện của quá nhiều loại thuốc trên thị trường, việc mua và sử dụng thuốc đúng liều, đúng lượng là khá khó khăn với người tiêu dùng. Việc sử dụng thuốc tràn làn sẽ chỉ khiến viêm gan trở nên trầm trọng hơn.
  • Thuốc có ảnh hưởng nhất định đến các mô và các cơ quan của cơ thể. Thuốc sau khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa qua gan. Với người có vi rút viêm gan B, khi sử dụng thuốc, gánh nặng của gan sẽ gia tăng do gan là cơ quan trao đổi chất và đóng vài trò phân hủy biến đổi thuốc.
  • Một số bệnh nhẹ như cảm lạnh không nên lạm dụng thuốc, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Thiếu ngủ

  • Đông y cho rằng, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan. Khi vận động học tập làm việc gia tăng, nhu cầu máu gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
  • Nếu thiếu ngủ, hoặc nghỉ ngơi không hợp lí dẫn đến sự thiếu hụt của máu ở gan ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây ra khả năng miễn dịch giảm. Với người nhiễm vi rút viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phụv hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.
  • Vì  vậy bệnh nhân viêm gan nên nghỉ ngơi từ 23h để có được giấc ngủ sâu vào 1-3h sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan. Nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, người già là 7-9 tiếng.

Dễ nổi giận và bực tức

  • Nếu một người bị căng thẳng trong thời gian dài, tâm trạng không được giải tỏa, khiến khí không được lưu thông, gây tổn hại cho gan, có biểu hiện như tức ngực, đau xương sườn.

Ăn đồ dầu mỡ

  • Mỡ không thể thiếu trong cuốc sống hàng ngày và là thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Lượng mỡ thích hợp đưa vào cơ thể cung cấp năng lượng và duy trì chức năng sinh lý. Nhưng nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm có hàm lượng mỡ cao lại gây ra tác hại khó lường cho sức khỏe con người.
  • Trong số các thực phẩm, dầu mỡ chính là kẻ thù số một của gan. Các thực phẩm có hàm lượng mỡ cao, qua đường ruột được hấp thụ vào máu, thông qua hệ thống tuần hoàn được gan hấp thụ và chuyển đổi thành lipoprotein tổng hợp mật độ thấp; người có gan không tốt nếu hấp thụ lượng chất béo cao sẽ tăng gánh nặng cho gan. Việc khó phân giải lượng mỡ tích tụ trong gan dễ gây ra các bệnh như xơ gan, ung thư gan.
  • Bệnh nhân viêm gan nên lựa chọn thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, thay thế bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin như hoa quả tươi.

Hay ăn đêm

  • Gan là công xưởng của cơ thể, các thành phần dinh dưỡng sau khi được hấp thụ vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan. Việc ăn đêm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của gan, tăng gánh nặng cho chức năng này, thậm chí gây rối loạn chức năng gan. Đối với người bệnh là hết sức tối kị. Ngoài ra ăn đêm còn không có lợi cho các chức năng khác như: dạ dày, tì vị, thận, mật…
  • Những người mắc viêm gan B mãn tính tốt nhất không nên ăn đêm hoặc cố gắng giảm thiểu ăn đêm. Nếu cần bổ sung dinh dưỡng vào buổi tối nên lựa chọn các thực phẩm có thành phần đường như kẹo hay bột mỳ, nhưng không nên ăn quá nhiều.

Hút thuốc lá

  • Gan là cơ quan giải độc, sau khi bị nhiễm vi rút gan B, chức năng của gan giảm xuống, sự gia tăng nicotin (thành phần của thuốc lá) trong cơ thể gia tăng gánh nặng cho gan và gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe.
  • Sự độc hại của thuốc lá ai cũng được tới. Sự nguy hại của việc hút thuốc lá bắt nguồn từ chính độc hại từ khói thuốc, sau khi được hít vào cơ thể đều gây tổn hại với các cơ quan trong cơ thể ở những mức độ khác nhau, là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư và các bệnh khác.
  • Ngoài ra hút thuốc còn gây trở ngại và tăng gánh nặng cho hệ tuần hoàn máu trong cơ thể khiến lượng máu không được cung cấp đầy đủ, giảm khả năng miễn dịch, gây ra các bệnh về hô hấp và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vì vậy bệnh nhân viêm gan B mãn tính tuyệt đối không hút thuốc.

nhung-chat-kich-thich-gay-hai-cho-gan

Mục Tiêu Chính Của Dinh Dưỡng Cho Người Viêm Gan:

  • Giữ cán cân trung bình. Ðừng ăn ít hơn hoặc nhiều hơn sự cần thiết của cơ thể. Người mập quá, nên xuống ký. Người ốm quá nên lên cân.
  • Cung cấp cho cơ thể chúng ta những chất bổ và khoáng chất cần thiết.

Thực phẩm chứa đựng nhiều chất đạm (protein), chất đường/bột (sugar/carbon hydrate), chất mỡ (fat/cholesterol), sinh tố (vitamin), khoáng chất (trace elements), chất sơ (fiber) v.v. theo những tỷ lệ khác nhau. Tùy theo tuổi tác, trọng lượng, nghề nghiệp cũng như sinh hoạt thể thao và phái giới, chúng ta mỗi ngày cần từ 30 đến 35 Kcal. cho mỗi ký lô trọng lượng cơ thể. Về chất đạm (protein) chúng ta cần từ 1 đến 1.5 gm cho mỗi một ký lô trọng lượng mỗi một ngày. Nói một cách khác, nếu một người lớn nặng khoảng 70 ký, họ cần phải ăn từ 2,100 đến 2,450 Kcal và 70 đến 90 gm chất đạm mỗi ngày.

Tuy một gram chất mỡ chứa nhiều nhiên liệu hơn một gram chất đường, chất bột hoặc chất đạm, chúng ta nên dùng chất mỡ/ béo càng ít càng tốt. Tổng số năng lượng mỗi ngày không nên nhiều hơn 30% dưới dạng mỡ.

Ngoài ra, mỗi một ngày chúng ta nên ăn khoảng 20 đến 30 gram chất sơ. Ðiều này nói dễ hơn làm. Tuy chất sơ có nhiều trong các loại rau và trái cây, muốn đạt được số lượng chất sợi kể trên chúng ta phải ăn từ 10 đến 15 các loại trái cây khác nhau mỗi ngày. Một số bệnh nhân có thể bị “sình bụng” khi ăn quá nhiều chất sợi. Ðể tránh bị những phản ứng phụ này, quý vị có thể tăng số lượng trái cây và rau quả một cách từ từ.

Nếu vì một lý do nào đó, quý vị không thể ăn đủ 20 đến 30 grams chất sơ mỗi ngày, quý vị có thể uống thêm một số chất sợi được bầy bán trên thị trường mà không cần toa bác sĩ như Citrucel, Fiberall, Metamucil v.v. Nếu được quý vị nên chọn loại chất sợi có thể tan trong nước (water soluble fiber) như methylcellulose, và tránh dùng những chất sợi như psyllium. Chất psyllium có thể lên men trong ruột già gây ra sình bụng hoặc đau “quặn bụng”. Các loại rau muống, rau rền, rau cải cúc v.v. là những thức ăn thuần túy Việt Nam với số lượng chất sợi rất cao.

Chế Độ Ăn Đảm Bảo Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Viêm Gan

Chế độ ăn trong giai đoạn viêm gan cấp tính

  • Khi bị viêm gan cấp thì hàng loạt rối loạn về chuyển hóa sẽ xảy ra do tế bào gan bị hoại tử. Trong giai đoạn điều trị viêm gan cấp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đóng một vai trò rất quan trọng.
  • Sau những ngày đầu, có khi phải nuôi bằng tĩnh mạch rồi nuôi bằng ống.
  • Một khi bắt đầu ăn được, người ta hay cho ăn theo chế độ ăn lỏng, rồi ăn đặc dần, cho đến khi trở lại bình thường.
  • Các loại thức ăn dành cho người bệnh trong giai đoạn này là những loại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Đối với chất đạm, nên chọn loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, cá nạc, sữa không béo, đậu hũ…với số lượng khoảng 50 – 70g mỗi ngày.
  • Nếu bị sút cân nhiều và có cả những triệu chứng suy dinh dưỡng khác (như phù chân, lở mép, sưng nướu…) cần tăng số calo có khi tới 3.000 và lượng protein dưới dạng thức ăn động vật lên tới 100g hoặc hơn nữa. Cho ăn bột đường để tăng lượng calo.
  • Nếu có vàng da tắc mật thì không nên cho ăn dầu mỡ vì bệnh nhân không hấp thu được và sẽ ra phân (phân mỡ). Lúc này chế độ ăn của bệnh nhân cần giảm cung cấp chất béo, chỉ sử dụng khoảng 15g mỗi ngày, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng…
  • Nếu có biểu hiện suy gan thì càng phải giảm lượng đạm xuống dưới 40g mỗi ngày, kiêng đạm động vật, bắt buộc phải lựa chọn các chất đạm thực vật. Vì đạm động vật có nhiều acid amin mà gan chuyển hoá thành ammoniac và urê không còn được gan đào thải mà sẽ tích tụ trong máu dễ dẫn đến hôn mê gan.
  • Đạm động vật cũng chứa nhiều hemoglobin là những chất có cấu trúc vòng, bắt gan phải làm việc nhiều.
  • Bệnh nhân nên ăn nhẹ và nhiều hơn về buổi sáng vì một số nghiên cứu cho thấy buổi sáng cơ thể và khả năng hấp thu của gan tốt hơn so với chiều, do tình trạng nhiễm độc vì vậy buổi chiều nên ăn ít hơn để tránh bị đầy bụng.
  • Bệnh nhân viêm gan cấp cần phải ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất khoáng và các vitamin cần thiết giúp cho gan hoạt động tốt hơn.
  • Bên cạnh đó trong giai đoạn viêm cấp cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh các căng thẳng tâm lý.

Chế độ ăn trong giai đoạn viêm gan mạn tính:

  • Ở những bệnh nhân viêm gan mạn tính, về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì vậy những người bị viêm gan mạn tính được khuyên nên tiếp tục ăn uống một cách bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết. Đồng thời để tạo ra sự ngon miệng nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau.
  • Năng lượng: 1600-1700Kcal/ngày (30-35Kcal/kg/ngày).
  • Đảm bảo đủ đạm (protein): 20% tổng năng lượng, khoảng 75-80g/ngày.
  • Gan có chức năng  tăng lượng prrotid của huyết tương và là nơi tập trung protid trước khi nó được phân bổ đi khắp cơ thể. Khi gan bị bệnh mạn tính, nhất là xơ gan, hiện tượng giảm protid máu thường xảy ra. Do vậy, việc giảm protid ở chế độ ăn sẽ gây bất lợi.
  • Protid được cung cấp nhiều sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm cho tế bào gan tăng trưởng và phục hồi.
  • Trong đó 50% lượng protein trong ngày do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như: đậu xanh, đậu nành, đậu phụ… có nghĩa một ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và cốc sữa là đủ.
  • Nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao, ít béo như: Thịt lợn nạc, gà nạc, cá nạc, mực, thịt bò, trứng, sữa bột tách bơ, rau xanh, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu.
  • Thịt cung cấp các chất như protid, lipid và các chất khoáng như sắt, kẽm, magie… nên dùng thịt tươi, không nên dùng thịt hộp, thịt nguội. Mỗi ngày có thể cung cấp 75g thịt cá.
  • Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa. Trong sữa bò tươi hoặc sữa bột pha tương ứng có khoảng 3,7% chất đạm và 3,5% chất béo.
  • Chất béo trong sữa bò thuộc loại khó tiêu hóa nên người ta thường khuyên người yếu gan không nên uống nhiều sữa chứ không phải là kiêng sữa (mỗi ngày nên uống 1 cốc). Methionin (acid amin có nhiều trong đạm của sữa) giúp tổng hợp cholin, một chất chống lại sự xâm nhập mỡ vào tế bào gan bằng cách chuyển lipid từ gan đến tổ chức mỡ dưới da. Do đó, chế độ ăn có nhiều sữa giúp bảo vệ gan rất tốt.
  • Đối với trứng: lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này là phosphatidylcholin (lecithin) tốt cho gan. Trứng có chứa lượng sinh tố nhóm B, nếu 1 ngày ăn 1 lòng đỏ trứng gà đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Như vậy trừ những người bị dị ứng với trứng, người bệnh viêm gan có thể cách ngày ăn một quả trứng luộc.
  • Gluco chiếm 70% tổng năng lượng, khoảng 300-320g/ngày.
  • Chức chuyển hóa và dự trữ glucogen trong gan rất quan trọng vì nó làm cho gan phát huy được vai trò giải độc. Khi gan bị tổn thương, dự trữ glucogen giảm nên bệnh nhân phải tăng glucid trong chế độ ăn để tăng dự trữ glucogen, giảm sự xâm nhập mỡ vào gan.
  • Tăng cường chất bột, đường dễ hấp thu như Gạo, đường glucoza, mật ong, các loại quả ngọt.
  • Tránh các loại bánh kẹo ngọt nhiều bơ sữa béo, mứt, nước ngọt đóng hộp.
  • Giảm chất béo: 10% năng lượng, khoảng 15g/ngày.
  • Người bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, bơ mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol như trứng, nội tạng động vật.
  • Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè.
  • Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm bệnh nhân dễ mắc béo phì rùi dẫn đến các bệnh tim, mạch, huyết áp, tiểu đường, nhiễm mỡ gan làm cho gan đã bị viêm có nguy cơ trở thành xơ gan.
  • Tuy nhiên chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè, các loại cá chứa nhiều acid béo, omega 3 rất cần cho người bị bệnh viêm gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C vì làm chậm quá trình ung thư hóa gan. Điều cốt yếu là không dùng dư thừa.
  • Chế biến thực phẩm theo lối kho, nấu, luộc, hấp.
  • Giảm muối, mỳ chính 4g/ngày.
  • Tăng cường các loại rau xanh và quả chín như rau ngót, rau muống, rau cải, rau giền, cà rốt, cà chua, bí đỏ, giá đỗ, các loại quả như cam, quýt, xoài, đu đủ chín…. để cung cấp vitamin và muối khoáng.
  • Trường hợp viêm xơ gan do rượu:  Các chất sinh tố (nhóm B), axit folic cũng được khuyến khích sử dụng.
  • Thực phẩm hàm chứa phong phú vitamin B1 như: mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả…
  • Thực phẩm hàm chứa vitamin B2 có hạt kê,đậu nành, trứng, sữa.
  • Hàm chứa vitamin B6 có gan động vật, cật, thịt nạc…
  • Khi viêm gan mạn tính có vàng da, khả năng bài tiết mật có thể giảm vì thế sự hấp thu các chất béo trở nên khó khăn hơn, các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như Vitamin A, D, E sẽ không hấp thụ đủ vì vậy nên bổ sung thêm các loại sinh tố trên mỗi ngày.
  • Các thức ăn cần có nhiều vitamin A : sữa bò, lòng đỏ trứng, gan động vật, cà rốt, hẹ, rau muống, rau chân vịt, tỏi tây, bắp cải…
  • Vitamin C (cam, quýt, rau sống…)
  • Mỗi ngày, bệnh nhân nên dùng khoảng 500ml sữa để có đủ vitamin D, có thể sử dụng chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai.
  • Nước: 1,5-2lít/ngày. Nên uống nước nhân trần, actiso, nước quả và đường glucoya.
  • Uống thêm một số thuốc bổ bổ sung khoáng chất nhưng không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt vì gan là cơ quan có chứa rất nhiều chất sắt. Gan của người bệnh viêm gan có khuynh hướng giữ chất sắt nhiều hơn mức bình thường vì vậy đưa vào cơ thể thêm nhiều chất sắt dễ làm tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan khác như tim, tụy.
  • Bỏ hẳn rượu bia, cafe, thuốc lá. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những người nghiện rượu bia lâu ngày dễ dẫn tới viêm gan, xơ gan, đặc biệt dễ nhiễm siêu vi C và làm các bệnh gan trở nên trầm trọng hơn, do vậy tuổi thọ sẽ giảm so với những người bị viêm gan mà không uống rượu.
  • Thêm nữa, phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.
  • Cần ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá no một lúc, không nên ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán; vì sẽ làm cho đầy bụng vì khó tiêu, nên ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu nành, đậu hũ…
  • Nên đi ngủ lúc 21h30, không quá 23h mới ngủ.
  • Hạn chế dùng thuốc một cách tối đa vì có nhiều loại thuốc gây độc cho gan (paracetamol), nếu buộc phải dùng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc bừa bãi.

Chế độ ăn cho bệnh nhân xơ gan

  • Xơ gan là giai đoạn cuối của Viêm gan. Bệnh nhân xơ gan có thể ở giai đoạn xơ gan còn bù hay xơ gan mất bù.
  • Đối với bệnh nhân xơ gan còn bù: chế độ ăn không có gì khác biệt với viêm gan mạn.
  • Đối với bệnh nhân xơ gan mất bù (phù, cổ trướng): chế độ ăn vô cùng quan trọng.
  • Ăn lỏng, mềm, không nên ăn nhiều chất xơ có thể gây vỡ tĩnh mạch thực quản.
  • Ăn thức ăn nhiều chất đạm, nhất là đạm dễ tiêu: cá, tôm…
  • Thức ăn có nhiều vitamin nhóm B, K.
  • Ăn nhạt để tránh ứ nước trong cơ thể.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, không uống quá nhiều.
  • Theo dõi lượng nước tiểu: Chú ý cân bằng lượng nước vào và đào thải.
  • Bỏ các thức uống có tính kích thích, gây độc cho gan: rượu, bia, cà phê, chè đặc.
  • Nên dùng các thức uống, đồ ăn có tính lợi mật, nhuận gan như: chè nhân trần, artiso, hạt dành dành, nghệ, lá gai, lá chanh…
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “dinh dưỡng cho người viêm gan”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Có Thể Bạn Quan Tâm

Chat Zalo
0823535666