Địa Chỉ Bán Cát Cánh Nguyên Chất

Địa Chỉ Bán Cát Cánh Nguyên Chất:

  • Cơ Sở 1: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Cơ Sở 2: Số 2 Ngõ 127 Pháo Đài Láng – Đống Đa – Hà Nội.
  • Cơ Sở 3: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
  • Hotline: 0904.609.939 – 0985.607.333

Bán Cát Cánh Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Cát Cánh Khô 1

Cát Cánh Khô Giá: 380.000 Đ / Kg

mua ngayCát Cánh còn có tên khác là bạch dược, kết cánh, cánh thảo… là rễ phơi khô của cây cát cánh, có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Hỗ trợ điều trị chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, áp-xe phổi, viêm họng sưng đau, lỵ, tiểu tiện không lợi.

Thành Phần Hóa Học Có Trong Cát Cánh:

  • Polygalain acid, platycodigenin, alpha-spinasterol, a -spinasteryl-b -D-glucoside, stigmasterol, betulin, platycodonin, platycogenic acid, A,B,C glucose.

Mô Tả Cây Cát Cánh:

  • Cây thảo sống lâu năm cao 50-80 cm. Rễ phình thành củ nạc, đôi khi phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống, các lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 lá, các lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le; phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, dài 2,5-6 cm, rộng 1-2,5 cm. Hoa mọc đơn độc hoặc tạo thành bông thưa ở nách lá hay gần ngọn; đài hình chuông dài 1cm, màu lục; tràng hình chuông, màu lam tím hay trắng. Quả nang, hình trứng, nằm trong đài tồn tại; hạt nhỏ, hình bầu dục, màu nâu đen. Mùa hoa tháng 7-9, quả tháng 8-10.

Bộ Phận Dùng Của Cây Cát Cánh:

  • Rễ, củ – Radix Platycodi, thường gọi là Cát cánh.  
  • Dược liệu là rễ đã cạo vỏ ngoài phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ Hoa chuông (Campanulaceae). Cây ưa khí hậu vùng ôn đới, một số vùng cao nước ta có thể trồng được. Dược liệu phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.

Nơi Sống Và Thu Hái Cây Cát Cánh:

  • Cây của miền ôn đới Bắc: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên. Được trồng nhiều ở Trung Quốc. Ta di thực vào trồng ở vùng cao như ở Lào Cai (Sapa, Bắc Hà) và Vĩnh Phú (Tam Đảo). Gần đây, cũng được trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình…). Cây mọc khỏe và thích nghi với khí hậu và đất đai của nước ta. Ở đồng bằng có thể gieo trồng vào tháng 10-11, ở miền núi vào tháng 2-3. Nếu gieo vào đất quá khô hay đất quá ướt bị nén chặt thì hạt lâu mọc.
  • Cây trồng ở vùng cao hai năm đã cho thu hoạch, còn trồng ở đồng bằng thì sau một năm đã có thể thu hoạch được. Vào mùa đông khi cây tàn lụi hay sau khi thu quả để làm giống thì chọn ngày nắng ráo, dùng cuốc đào lấy rễ củ, sau khi đã cắt bỏ thân lá, rễ con, rửa sạch đất cát, ngâm vào nước rồi lấy ra dùng dao tre nứa cạo bỏ lớp vỏ ngoài, mang phơi hay sấy khô. Có thể xông lưu huỳnh. Thông thường người ta hay dùng sống nhưng có thể tẩm mật sao qua. Nếu dùng làm hoàn tán thì thái lát sao qua rồi tán bột mịn. Cần bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Tính Vị Và Qui Kinh Của Cát Cánh:

  • Cát cánh vị đắng cay, tính bình qui kinh Phế.

Theo các sách cổ:

  • Sách Bản kinh: cay, hơi ôn.
  • Sách Danh y biệt lục: đắng có độc ít.
  • Sách Dược tính bản thảo: đắng bình không độc.
  • Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc quyết âm, thủ thái âm.
  • Sách Bản thảo phẩm hội tinh yếu: hành túc thái âm kinh.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thái âm, thiếu âm kiêm nhập túc dương minh vị kinh.

Công Dụng Của Cát Cánh:

Theo y học cổ truyền:

  • Cát cánh có vị hơi ngọt, sau đắng, tính bình, có tác dụng thông khí ở phổi, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Người ta đã chứng minh được rằng các saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm, phá huyết làm tan máu. Rễ Cát cánh có tác dụng như giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm dãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống loét và chống viêm.

Trích đoạn y văn cổ:

  • Sách Danh y biệt lục: “lợi ngũ tạng trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, phong tý, ôn trung tiêu cốc, liệu hầu yết thống, hạ cổ độc (trừ độc của sâu).”
  • Sách Dược tính bản thảo: “trị hạ li, phá huyết, khử tích khí, tiêu tích tụ, đàm diên, chủ phế khí, khí thúc thấu nghịch, trừ phúc trung lãnh thống, chủ trúng ác (nhiễm độc) và trị trẻ em động kinh”.
  • Sách Bản thảo thông huyền: “Cát cánh chi dụng, duy kỳ thượng nhập phế kinh, phế vị chủ khí chi tạng, cố năng sử chư khí hạ giáng.”

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Saponin trong cát cánh kích thích niêm mạc bao tử gây phản xạ niêm mạc khí quản tiết dịch nên long đàm. Trên thực nghiệm cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, sự tiết dịch tăng rõ rệt, chứng minh tác dụng long đờm (expectarant) của thuốc.
  • Saponin trong cát cánh có tác dụng kháng viêm và an thần, giảm đau giải nhiệt, hỗ trợ phòng chống loét bao tử, có tác dụng ức chế miễn dịch.
  • Hỗ trợ hạ đường huyết và hạ lipid huyết, thí nghiệm cho thỏ uống nước sắc Cát cánh, đường huyết của thỏ giảm, đặc biệt gây tiểu đường nhân tạo, tác dụng của thuốc càng rõ rệt. Trên thí nghiệm chuột cho uống thuốc cũng nhận thấy cholesterol của gan hạ thấp.
  • Saponin trong cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh so với saponin Viễn chí, mạnh gấp 2 lần, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân không còn tác dụng tán huyết nên thuốc không được dùng chích.
  • Trong ống nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh ngoài da (dermatomycose).

Địa Chỉ Bán Cát Cánh Nguyên Chất

Những Ai Nên Dùng Cát Cánh ?

  • Người bị khàn tiếng do viêm họng, họng sưng đau, ho suyễn có đàm…
  • Người bị nóng trong, nổi mụn nhọt, nấm ngoài da…

Cách Dùng Cát Cánh:

  • Dùng 3 – 10 gr sắc nước uống hàng ngày.

Lưu ý:

  • Trường hợp ho lâu ngày âm hư hoặc ho ra máu không nên dùng hoặc dùng liều ít.
  • Trường hợp phổi nóng khô háo không nên dùng Cát cánh. Nếu sắc uống phần đầu của rễ củ, nơi giáp với thân cây thì dễ bị nôn.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Miễn Phí Giao Hàng Nội Thành Hà Nội

Hotline Hỗ Trợ: 0904.609.939 – 0985.607.333

Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Quả La Hán, Mạch Môn, Chỉ Thực, Kha Tử.

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666