Bệnh Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Là Gì ?

bệnh thoái hóa đốt sống cổBệnh thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người trung niên do thói quen sinh hoạt cũng như lao động tạo ra các va chạm. Thoái hóa đốt sống cổ ngày càng phổi biến trong xã hội hiện đại và đang dần trở thành nỗi lo lắng của bệnh nhân.

Có thể bại liệt vĩnh viễn vì bệnh thoái hóa đốt sống cổ

  • Bác sĩ Trần Văn Thanh, Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng, Giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, BV Châm cứu TƯ cho biết, trước đây bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay gặp ở người 40-50 tuổi. Tuy nhiên những năm gần đây căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Đối tượng người trẻ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là nhân viên văn phòng.
  • Tệ hại hơn mỗi lần xuất hiện cơn mỏi, chúng ta hay làm mấy động tác vặn cổ, xoay người mạnh, “bão” kêu răng rắc. Mỗi lần như thế có thể thấy đỡ mỏi hơn hẳn dù không được lâu, chỉ sau tầm 1 tiếng là mỏi lại. Bác sĩ Thanh cho biết hành động mà mọi người vẫn coi thường này có thể khiến nạn nhân vẹo cổ, gãy, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi thậm chí là tử vong.

Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm:

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Bệnh Viêm Xương Khớp Là Gì ?
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Gout
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Actisô Vị Thốc Quý

Dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

  • Nhìn chung, người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.
  • Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
  • Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
  • Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên. Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
  • Có trường hợp bệnh nhân khi gặp không khí lạnh tràn về (trở trời) kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

  • Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.
  • Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
  • Trong khi ngủ chỉ nằm 1 – 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).

Những đối tượng là mục tiêu và dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

  • Những người độ tuổi từ 40 trở đi, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu lão hóa và việc thoái hóa cột sống là không khó tránh khỏi.
  • Tất cả độ tuổi lao động như dân văn phòng, người lao động tay chân, những người thường xuyên phải hoạt động vùng cổ như bác sĩ nha khoa, thợ hàn, thợ cắt tóc, diễn viên xiếc…
  • Người ăn uống không lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng, người hút thuốc lá, phụ nữ mang thai…

Một số khuyến nghị

  • Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, cho sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
  • Đối với người làm công tác văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay vươn vai đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
  • Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp. Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.
  • Khi ngồi gần nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.
  • Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao. Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”. khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.

thoái hóa đốt sống cổ

Một số lưu ý:

  • Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
  • Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Không nên đội nặng trên đầu.
  • Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng.
  • Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Hàu rất giàu canxi

  • Hàu là hải sản sống dưới nước. Đây là thực phẩm rất ngon lại giàu chất dinh dưỡng, có chứa nhiều protein, kẽm, magie, glucid… Đặc biệt trong hàu rất giàu chất tăng cường canxi có tác dụng giúp cho xương chắc khỏe giảm những bệnh thoái hóa xương khi ăn. Bên cạnh đó, hàu còn là thực phẩm có tác dụng bổ tinh, tráng dương, trị mất ngủ hiệu quả do nhiệt và chống ung thư tiền liệt tuyến. Những người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì nên ăn loại thực phẩm này, mặc dù đây không phải là món ăn có thể ăn đều đặn, tuy nhiên hai lần một tuần nếu có thể. Bạn hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình năm con trong mỗi bữa nhé!

Trái cây giúp ngăn ngừa thoái hóa xương

  • Các loại trái cây như cam, bưởi, chanh có chứa rất nhiều vitamin V, không những là một loại men kháng viêm rất an toàn mà nó còn được biết tới là một trong những thực phẩm có tác dụng ngăn chặn và giảm đau hiệu quả khi thoái hóa cột sống cổ. Ngoài ra cũng theo như những nhà dinh dưỡng tại Mỹ đã chỉ ra rằng, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi những cơn đau mỏi do thoái hóa đốt sống cổ gây ra bằng sinh tố bơ và đậu nành hằng ngày. Bên cạnh đó việc mỗi ngày thưởng thức một quả chuối cũng có tác dụng làm chậm lại quá trình thoái hóa đốt sống cổ.

Súp lơ xanh giúp xương chắc khỏe

  • Súp lơ xanh là thực phẩm có chứa nhiều canxi, kẽm, ma giê và phốt pho. Chính vì thế mà thực phẩm này có tác dụng giúp cho xương chắc khỏe. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn súp lơ xanh rất có lợi cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cao tuổi, bởi lẽ những người này thường có nguy cơ bị loãng xương rất cao. Trong một cốc súp lơ xanh ép nước có chứa một lượng lớn canxi cũng như kali, magie, mangan, photpho và chất sát. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C và vitamin K, đây là một trong những thành phần chống ung thư cực kì hữu hiệu.

Cây atisô làm giảm nguy cơ đột quỵ

  • Ở trong đông y, hoa atisô được sử dụng nhiều trong nhiều trường hợp như đau dạ dày, đau gan, thấp khớp, sản phụ ít sữa, ăn uống không tiêu, tiểu đường thống phong và suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó atisô cũng là loại cây giàu chất xơ chứa nhiều kali và mangan hơn bất cứ loại rau nào khác. Lá của atisô cũng chứa những thành phần có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ và vitamin C giúp duy trì hệ miễn dịch. Atisô càng ăn thường xuyên càng tốt, bạn cũng có thể nấu, ép sinh tố hoặc làm trà uống hằng ngày.

Những loại thịt giúp phòng ngừa thoái hóa

  • Với những người đang mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ thì việc bổ sung những loại thịt có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa hiệu quả tình trạng bệnh này. Đặc biệt là nước hầm từ xương ống và các loại sườn được đánh giá cao trong việc bổ sung canxi cho cơ thể, đồng thời giúp xương luôn chắc khỏe. Chính vì thế, việc thường xuyên bổ sung những loại thịt khác nhau trong khẩu phần ăn hằng ngày có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi bệnh thoái hóa cột sống cổ.
  • Bên cạnh việc để giảm nhẹ các bệnh về thoái hóa đốt sống cổ ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm thiết yếu thì lối sống cũng là một phần quan trọng giúp đề phòng thoái hóa cột sống cổ. Việc thường xuyên vận động sẽ giúp tăng hấp thụ canxi và tập cho xương chắc khỏe. Ngoài ra thường xuyên đi ra ngoài chơi sẽ làm tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh sáng sẽ giúp tổng hợp vitamin D.  Đó là vitamin có khả năng hấp thụ và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Hiện nay tình trạng thiếu vitamin D ở người cao tuổi đang trở nên phổ biến vì thời gian ở trong nhà quá nhiều và ngại ra ngoài do lo sợ bị té ngã. Càng ít đi lại và ít vận động sẽ làm xương càng xốp, khiến cho phản xạ của cơ bắp càng yếu và hay té ngã. Nhất là khi bị té ngã thì dễ bị gãy xương hoặc rạn nứt xương gây nên tình trạng đau cột sống và đau lưng.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì ?”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666