Bài Thuốc Hay Chữa Tiểu Ra Máu

bai-thuoc-hay-chua-tieu-ra-mauTiểu ra máu (đái ra máu) là hiện tượng có máu trong nước tiểu. Một số trường hợp tiểu ra máu không nguy hiểm, thậm chí có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp đi tiểu ra máu là biểu hiện của các chứng bệnh nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời.

Trên thực tế, bạn có thể thấy máu đỏ tươi trong nước tiểu; nhưng máu cũng có thể bị hòa tan, làm cho nước tiểu có màu hồng, màu gỉ sắt hoặc nâu. Đi tiểu ra máu có thể nhiều, mắt thường cũng thấy được, gọi là tiểu ra máu đại thể. Nhưng cũng có thể ít, mắt thường không thấy được, gọi là tiểu ra máu vi thể.

Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm:

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Bài Thuốc Hay Chữa Bí Tiểu
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Một Số Bệnh Tiêu Hóa Thường Gặp
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Biến Chứng Của Bệnh Sỏi Thận

Đi tiểu ra máu có những dạng nào ?

Tiểu ra máu có thể chia làm 2 loại là tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể:

  • Tiểu ra máu đại thể là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều nên nhìn bằng mắt thường có thể thấy nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí có thể thấy cục máu đông, dây máu ra theo nước tiểu.
  • Tiểu ra máu vi thể là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không đủ để làm đổi màu nước tiểu nên chỉ được xác định khi quan sát dưới kính hiển vi. Nếu lượng hồng cầu quá nhỏ, phương pháp làm cặn Addis có thể được áp dụng để “cô đặc” lượng hồng cầu lại cho dễ xác định xem bệnh nhân có bị tiểu ra máu hay không.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì ?

  • Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu ra máu, trong đó nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu.
  • Vi khuẩn thâm nhập đường tiết niệu, gây viêm và làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận… là nguyên nhân khiến cho hồng cầu ra nước tiểu. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào vị trí bị viêm như sốt cao, tiểu buốt, tiểu dắt (viêm niệu đạo, bàng quang); sốt cao, rét run, đau hố thắt lưng… (viêm thận – bể thận).

Một số nguyên nhân gây tiểu ra máu:

Đi tiểu ra máu do bệnh lý

  • Tiểu ra máu do bệnh lý tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt (ngoài tiểu ra máu còn kèm theo các triệu chứng như tiểu nhiều lần, nóng rát khi đi tiểu cùng cảm giác đau vùng dưới thắt lưng, vùng xương chậu, bẹn…); u xơ tuyến tiền liệt – khi đi tiểu sẽ thấy tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, lượng nước tiểu thường ít, cảm giác tiểu không hết; ung thư tuyến tiền liệt.
  • Tiểu ra máu do bệnh lý ở thận như: sỏi thận, viêm cầu thận, lao thận, ung thư thận…
  • Tiểu ra máu do bệnh lý ở niệu đạo, bàng quang như: Viêm niệu đạo, sỏi niệu đạo, viêm bàng quang, ung thư bàng quang.
  • Các bệnh toàn thân: bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu chảy lâu, bệnh máu chậm đông cũng có thể gây đái ra máu. Nhưng ngoài đái ra máu còn có những triệu chứng chảy máu ở nơi khác như dưới da, chân răng… làm công thức máu, huyết đồ, tuỷ đồ, thời gian máu chảy, máu đông sẽ chẩn đoán được.

Đi tiểu ra máu do tổn thương

  • Tập thể dục quá sức, vận động quá mạnh, làm việc quá nặng khiến bàng quang bị tổn thương, các tế bào máu bị vỡ, cơ thể mất nhiều nước khiến nước tiểu bị cô đặc và nhìn thấy máu trong nước tiểu.
  • Khi bị chấn thương ở một số bộ phận như: thận, bàng quang… do tai nạn hoặc va đập mạnh cũng khiến bạn bị đi tiểu ra máu.
  • Ngoài ra, một số thuốc như aspirin, penicillin, heparin, cyclophosphamid, và Phenazopyridine nếu dùng nhiều sẽ gây chảy máu (tiểu ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam…

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu những bài thuốc hay chữa tiểu ra máu trong cuốn sách “ 557 bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp – Âu Anh Khâm” để bạn đọc tham khảo.

9 Bài Thuốc Hay Chữa Tiểu Ra Máu:

1. Nấu Canh Trứng Gà Với Rau Tế Thái

  • Điều Trị: Tiểu tiện ra máu ( tiểu nóng, tiểu dắt, đau buốt hoặc trong nước tiểu có lẫn máu hoặc cục, phần nhiều do thận và bang quang tính nhiệt gây nên).
  • Liều lượng, cách dùng: Rau tế thái tươi 200gr, cho vào 2 bát nước. Sắc lấy 1 bát, đập vào 1 quả trứng gà, trứng chín, cho muối, quấy đều. Ăn trứng, rau, uống nước. Mỗi ngày ăn 2 lần. Liệu trình 1 tháng, có thể ăn vào bữa cơm, không phải kiêng kị gì.
  • Công dụng: Mát máu, cầm máu, chữa lao thận, tiểu tiện ra máu.

2. Cây Bấc Đèn, Sắc Với Mứt Quả Hồng

  • Điều trị: Tiểu tiện ra máu ( tiểu nóng, tiểu dắt, đau buốt hoặc trong nước tiểu có lẫn máu hoặc cục, phần nhiều do thận và bang quang tính nhiệt gây nên).
  • Liều lượng, cách dùng: Dùng 6 gr, cho vào ít đường trắng. Uống nóng, ăn quả hồng. Mỗi ngày 2 lần.
  • Công dụng: Chữa huyết áp cao, tiểu tiện ra máu và phụ nữa băng huyết rất hiệu nghiệm.

3. Rau Dền Dại Xa Tiền Thảo

  • Điều Trị: Tiểu tiện ra máu ( tiểu nóng, tiểu dắt, đau buốt hoặc trong nước tiểu có lẫn máu hoặc cục, phần nhiều do thận và bang quang tính nhiệt gây nên).
  • Liều lượng, cách dùng: Rau dền dại (để cả rễ), xa tiền thảo mỗi thứ 50 gr, cho vào 500 ml, sắc kỹ, cho vào một ít đường trắng. Dùng làm nước uống hàng ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày.
  • Công dụng: Mát máu, cầm máy, chữa tiểu ra máu do viêm đường tiết niệu.

4. Lá Tre, Rễ Cỏ Tranh ( Bạch Mao Căn )

  • Điều Trị: Tiểu tiện ra máu ( tiểu nóng, tiểu dắt, đau buốt hoặc trong nước tiểu có lẫn máu hoặc cục, phần nhiều do thận và bang quang tính nhiệt gây nên).
  • Liều lượng, cách dùng: Dùng lá tre sao vàng, rễ cỏ tranh mỗi thứ 10 gr. Hãm với nước sôi trong 1 tiếng, uống thay nước chè.
  • Công dụng: Mát máu, cầm máu.

5. Canh Rau Hẹ, Tiết Lợn

  • Điều Trị: Tiểu tiện ra máu ( tiểu ra máu, đau đường tiết niệu).
  • Liều lượng, cách dùng: Rau hẹ 250 gr, tiết lợn 250 gr. Luộc chín ăn.
  • Công dụng: Bổ máu, mát máu, cầm máu, giảm đau.

6. Cỏ Phượng Vĩ Nấu Với Nước Gạo

  • Điều Trị: Tiểu tiện ra máu ( tiểu ra máu, đau đường tiết niệu).
  • Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng cỏ phượng vĩ tươi 60 gr (khô thì dùng 30 gr). Lấy 3 bát nước vo gạo (nước thứ 2) sắc lấy 1 bát, cho vào 1 ít muối để uống.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, mát máu, cầm máu, giảm đu.

7. Xa Tiền Thảo

  • Điều trị: Bệnh lậu tiểu dắt, tiểu nhiều lần, đau bụng dưới, đau đường tiết niệu.
  • Liều lượng, cách dùng: Dùng 1/2 kg giá đậu xanh ép lấy nước, pha với đường trắng để uống.
  • Công dụng: Lợi tiểu, thông lậu.

8. Rễ, Lá Ngô

  • Điều trị: Bệnh lậu, tiểu ra nước như có sạn, đau buốt đường tiết niệu.
  • Liều lượng, cách dùng: Lấy lá ngô, rễ cây ngô sắc lấy nước uống, uống thay nước chè hàng ngày.
  • Công dụng: Lợi tiểu, giảm đau, thông lậu.

9. Ngó Sen Tươi Nấu Với Bí Đao

  • Điều trị: Bệnh lậu, đái ra nước như có sạn, đau buốt đường tiết niệu.
  • Liều lượng, cách dùng: Ngó Sen Tươi 100 gr, bí đao 1 quả, nấu lấy nước uongs, thường xuyên.
  • Công dụng: Thông lậu, giảm đau, cầm máu.

Tài liệu tham khảo: “577 Bài Thuốc Chữa Trị Bệnh Thường Gặp – Âu Anh Khâm” ( Nhà xuất bản thanh niên – tái bản lần 2 ).

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666