Bài Thuốc Hay Chữa Bí Tiểu

bai-thuoc-hay-chua-bi-tieu

Bệnh bí tiểu hay tiểu khó là hiện tượng gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là viêm nhiễm, sỏi hệ tiết niệu, suy tim, suy thận… Bệnh gây ra đái buốt, đái rắt và vô niệu. Đây là tình trạng bệnh gặp khá nhiều ở người cao tuổi và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt.

Thế nào là bệnh bí tiểu ?

Khi đi tiểu, ta coi đây như là 1 động tác theo ý muốn, nó có sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp củ bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang., đó được gọi là cơ vòng niệu đạo (bao gồm cơ vòng trong và cơ vòng ngoài).

  • Cơ vòng trong: Cơ vòng nhẵn và chịu sư chi phối của hệ thần kinh thực vật.
  • Cơ vòng ngoài: Chịu sự chi phối của não.

Khi đó để đi tiểu được cần có điều kiện bàng quang co bóp đủ mạnh và các cơ vòng giãn nở đủ rộng. Niệu đạo thông thường và không có vướng mắc gì. Khi thiếu một trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến hiện tượng bí tiểu.

Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm:

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Chế Độ Ăn Cho Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Bệnh Sỏi Đường Tiết Niệu Là Gì ?
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu Là Gì ?

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu những bài thuốc hay chữa bí tiểu trong cuốn sách “ 557 bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp – Âu Anh Khâm” để bạn đọc tham khảo.

10 Bài Thuốc Hay Chữa Bí Tiểu:

1. Râu Ngô, Xa Tiền Tử:

  • Điều trị: Bí tiểu ( tiểu tiện không thông, nước tiểu nhỏ giọt ít một, bệnh diễn biến nhanh ).
  • Liều lượng, cách dùng: Râu ngô 50 gr, xa tiền tử 20 gr ( bỏ trong túi vải ), cam thảo tươi 10 gr. Cho vào 500 ml nước, sắc lấy 400 ml, bỏ bã, uống nóng. Mỗi ngày uống 3 lần.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu.
  • Có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, viêm bang quang, bí tiểu do chứng thấp nhiệt.
  • Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng.

2. Nước Mía, Nước Nõn Ngó Sen:

  • Điều trị: Bí tiểu (tiểu tiện không thông, nước tiểu nhỏ giọt ít một, bệnh diễn biến nhanh).
  • Liều lượng, cách dùng: Mía tươi 500 gr, róc bỏ, cắt khúc, ép lấy nước, nõn ngó sen non 100 gr, bỏ đốt, cắt khúc, ép lấy nước, trộn vào nước mía. Một ngày uống 3 lần.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhất là chữa bệnh tiểu nóng, vàng.

3. Hoàng Kỳ Nấu Với Cá Chép:

  • Điều trị: Bí tiểu (tiểu tiện không thông, nước tiểu nhỏ giọt ít một, bệnh diễn biến nhanh).
  • Liều lượng, cách dùng: Hoàng kỳ tươi 60 gr, cá chép tươi 1 con (khoảng 250- 300 gr). Nấu chin kỹ, ăn với cơm.
  • Công dụng: Giải độc, lợi tiểu. Người cao tuổi khí hư bí tiểu dùng rất tốt.
  • Chú ý: Người bị ngoại cảm, chưa khỏi, nóng trong không được dùng.

4. Sứa Biển, Mã Thầy:

  • Điều trị: Bí tiểu (tiểu tiện không thông, nước tiểu nhỏ giọt ít một, bệnh diễn biến nhanh).
  • Liều lượng, cách dùng: Sứa biển 200 gr, mã thầy 10 củ. Cho vào 5 bát nước, sắc lấy s2 bát. Chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
  • Công dụng: Giải độc, lợi tiểu.

5. Râu Ngô, Hoa Hồi:

  • Điều trị: Bí tiểu (tiểu tiện không thông, nước tiểu nhỏ giọt ít một, bệnh diễn biến nhanh).
  • Liều lượng, cách dùng: Râu ngô hoặc lõi ngô 200 gr, hồi 5 gr, sắc kỹ, pha thêm ít đường uống.
  • Công dụng: Giảm trướng, lợi tiểu.

6. Trư Linh:

  • Điều trị: Bí tiểu (tiểu tiện không thông, nước tiểu nhỏ giọt ít một, bệnh diễn biến nhanh).
  • Liều lượng, cách dùng: Trư linh, phục linh, trạch tả, cao Đông A, hoạt thạch, mỗi thứ 9 gr. Sắc kỹ uống.
  • Công dụng: Giải độc, lợi tiểu.
  • Còn có tác dụng chữa chứng nước tiểu nóng, phát sốt, miệng khô khát liên mien hoặc tim hồi hộp, không ngủ được, ho, nôn mửa, kiết lị.

7. Cháo Cao Lương:

  • Điều trị: Tì hư, thủy thấp bất lợi sin bí tiểu (tiểu tiện không thông, nước tiểu nhỏ giọt ít một, bệnh diễn biến nhanh).
  • Liều lượng, cách dùng: hàng ngày, ăn sáng bằng cháo cao lương với lượng vừa phải, có thể thêm đường trắng.
  • Công dụng: Bổ tì, thanh nhiệt, lợi tiểu.

8. Cháo Ngô:

  • Điều trị: Hư nhiệt sinh ra Bí tiểu (tiểu tiện không thông, nước tiểu nhỏ giọt ít một, bệnh diễn biến nhanh).
  • Liều lượng, cách dùng: Hàng ngày, buổi sáng ăn cháo ngô với muối hoặc đường.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu.

9. Giá Đậu Xanh:

  • Điều trị: Bí tiểu (tiểu tiện không thông, nước tiểu nhỏ giọt ít một, bệnh diễn biến nhanh).
  • Liều lượng, cách dùng: Lấy 500 gr giá đậu xanh, rửa sạch, cho vào túi vải sạch, ép lấy nước, pha vào ít đường. Uống thay nước chè, uống không kỳ hạn, uống đến khi nào thông tiểu tiện thì thôi.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu.

10. Cá Chuối Nấu Với Đậu Phụ:

  • Điều trị: Bí tiểu (tiểu tiện không thông, nước tiểu nhỏ giọt ít một, bệnh diễn biến nhanh).
  • Liều lượng, cách dùng: Cá chuối 500 gr, bỏ đầu, ruột, rửa sạch. Cho nước vừa đủ, một ít muối, ninh nhừ, cho đậu phụ 250 gr và đun sôi tiếp ít phút. Ăn vào 2 bữa cơm.

Tài liệu tham khảo: “577 Bài Thuốc Chữa Trị Bệnh Thường Gặp – Âu Anh Khâm” ( Nhà xuất bản thanh niên – tái bản lần 2 ).

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Có Thể Bạn Quan Tâm

Chat Zalo
0823535666