Bách Bệnh

Bách Bệnh còn gọi là Bá Bệnh, Mật Nhân, có vị đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ lỵ, thường dùng chữa chàm ở trẻ nhỏ, tiểu tiện ra máu, nhức mỏi, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng…

cây bách bệnh

Cây Bách Bệnh – Cây Thuốc Quý

Thành phần hoá học:

  • Vỏ Bách bệnh ở miền Ðông Nam Bộ Việt Nam đã được phân tích thành phần hoá học vào năm 1964. Người ta đã chiết được một hydroxyceton, b- sitosterol, campesterol, hai chất đắng là curycomalacton và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng) Eurycomalacton có vị đắng. Trong hạt có dầu béo màu vàng nhạt.

Tên khác:

  • Bá Bệnh, Mật Nhân, Hậu Phác Nam, Nho Nan (Tày)…

Tên khoa học:

  • Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour). Thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma.

Mô tả:

  • Cây nhỡ, cao 2-8m, có lông ở nhiều bộ phận. Lá kép gồm 10-36 đôi lá chét, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng xoá, cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn, cuống có lông màu gỉ sắt. Hoa màu đỏ nâu. Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11.

Phân bố và thu hái:

  • Cây của vùng Ấn Độ – Mailaixia, mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ lớn. Phổ biến nhất là miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên. Có thể thu hái rễ quanh năm, phơi khô hay sấy khô.

Bộ phận dùng:

  • Cây mật nhân có thể sử dụng được tất cả các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, hạt…
  • Đặc biệt là rễ mật nhân có vị đắng, tính mát,  sắc hoặc sao vàng điều trị bệnh rất tốt.

Công dụng của Cây Bách Bệnh:

  • Theo y học cổ truyền, bách bệnh có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ lỵ, thường dùng chữa chàm ở trẻ nhỏ, tiểu tiện ra máu, nhức mỏi, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng…
  • Một trong những tác dụng đặc biệt nhất và được nhiều người biết đến của cây bách bệnh là tác dụng tăng cường sinh lý nam giới. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cây bách bệnh có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon sinh dục nam một cách tự nhiên, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm… thường gọi chung là yếu sinh lý hay bất lực.
  • Hỗ trợ điều trị chứng khí hư, huyết kém ở nữ giới,  giúp giảm stress, mệt mỏi, mất ngủ.
  • Tác dụng nâng cao chất lượng tinh trùng, hỗ trợ điều trị chứng vô sinh ở nam giới.
  • Hỗ trợ điều trị: đau lưng, mỏi gối, tay chân tê buốt ở người cao tuổi.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Gout, đau nhức xương khớp.
  • Tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị bệnh tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bệnh đường ruột.

Cách dùng Cây Bách Bệnh:

  • Rễ hoặc thân cây mật nhân có thể thái nhỏ, sao vàng rồi ngâm rượu uống hoặc nấu nước uống thay cho trà.

Có thể sắc hoặc ngâm rượu Cây mật nhân để sử dụng với liều lượng như sau:

  • Sắc uống: Ngày 15gam, sắc với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút, chắt nước uống hàng ngày. Nên kết hợp cây mật nhân với Cây xạ đen, cà gai leo và cây cỏ ngọt để làm giảm bớt vị đắng, rễ uống hơn. Đặc biệt xạ đen và cà gai leo rất tốt cho bệnh nhân viêm gan B. Nếu uống nóng vùi vị đăng đắng của mật nhân, cà gai leo và vị thơm mát của xạ đen sẽ làm nên một loại đồ uống có mùi vị khó quên, lại rất tốt cho sức khỏe.
  • Ngâm rượu: 1Kg mật nhân ngâm với 5 đến 7 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng là có thể dùng được. Nên ngâm thêm chuối hột rừng hoặc hoa actiso để giảm độ đắng của mật nhân.

Lưu ý : Rượu mật nhân đắng và khó uống, không nên uống nhiều, mỗi ngày nên uống 01 chén, không nên dùng hơn. Nếu duy trì điều độ sẽ rất tốt cho chức năng sinh lý của Nam giới.

Tham khảo một số cách dùng Cây Bách Bệnh:

  • Hỗ trợ điều trị chàm ở trẻ nhỏ, chữa lở ngứa, ghẻ: Lá bách bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên đến khi khỏi.
  • Hỗ trợ điều trị đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ thân bách bệnh 12g, trần bì 8g, can khương 4g, đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Uống 5-7 ngày.
  • Hỗ trợ điều trị phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng khi có kinh: Rễ bách bệnh 15g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7-10 ngày.
  • Hỗ trợ điều trị kích thích tiêu hóa: Rễ bách bệnh 20g, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30 ml).
  • Hỗ trợ tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới: Bách bệnh 400mg, tinh chất nhân sâm 50mg, linh chi 50mg được bào chế thành viên nang. Liều lượng và cách dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.

Lưu ý:

  • Bách Bệnh rất kỵ với phụ nữ mang thai bởi có thể gây sảy thai.
  • Rễ Bách Bệnh vị rất đắng, nếu ngâm uống rượu, không nên dùng quá nhiều trong ngày.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cây bách bệnh”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666