Bạc Hà

Bạc Hà hay Bạc hà nam – Mentha arvensis L, thuộc họ Hoa môi – Lamiaceae. Có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ làm đẹp, giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, hỗ trợ điều trị dị ứng…

bạc hà

Cây Bạc Hà – Cây Thuốc Quý

Lá bạc hà, với mùi vị tươi mát, có thể được ăn cả lá, pha trà, hoặc được sử dụng để thêm hương vị cho một thức uống lạnh. Nó được xem là loại thảo dược xưa nhất thế giới vì có những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm trước. Bên cạnh đó, lá bạc hà còn được sử dụng với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe của con người như rất nhiều chất dinh dưỡng cơ bản có lợi (xơ, mangan, vitamin A & C, kali… ); hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị hen suyễn… Ngoài công dụng chữa trị bệnh, lá bạc hà còn tác dụng trong lĩnh vực làm đẹp – thành phần quan trọng trong các loại mỹ phẩm, dầu gội, kem đánh răng… hoặc bạn có thể sử dụng trực tiếp chúng để làm đẹp cho làn da, mái tóc của mình.

Mô tả:

  • Cây thường tạo thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài mọc ngầm và khí sinh cùng với những thân vuông cao 0,30-0,70m, thường phân nhánh. Lá thuôn hoặc hình ngọn giáo, dài 4-6cm, rộng 1,5-2,5cm, màu lục tới lục hồng, mép có răng. Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày đặc thường bị gián đoạn. Toàn thân có lông và có mùi thơm. Mùa hoa tháng 6-9.

Bộ phận dùng:

  • Lá – Folium Menthae, và phần cây trên mặt đất – Herba Menthae Arvensis, thường gọi là Bạc hà.

Nơi sống và thu hái:

  • Cây của vùng Âu, á ôn đới. Ở nước ta có những cây mọc hoang ở vùng núi cao và những chủng nhập trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng thân ngầm hoặc bằng thân cây trên mặt đất cắt đoạn dài 15-30cm. Cây ưa đất xốp, giàu mùn, ẩm ướt, thoát nước nhưng đủ độ ẩm. Có thể trồng quanh năm. Thu hái khi cây bắt đầu phân nhánh hoặc ra hoa, đem sấy khô ở nhiệt độ 30-400C cho đến khô, hoặc phơi trong râm. Khi đã cắt cây sát gốc, thì bón phân để cây phát triển lại và sống lâu.

Thành phần hoá học:

  • Cây có chứa tinh dầu 0,5-1,5%, trong đó có L-menthol 65-85%, menthyl acetat, L-menthon, L-pinen, L-limonen và flavonoid.

Tính vị, tác dụng:

  • Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa. Tinh dầu có tác dụng sát trùng, gây tê tại chỗ, có thể gây ức chế làm ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Nú kích thích sự tiết dịch tiêu hoá, đặc biệt là mật, chống sự co thắt của các cơ quan tiêu hoá và ngực. Còn có tác dụng tiêu viêm.

Công dụng của cây Bạc Hà:

  • Cũng thường dùng thuốc hãm để kích thích tiêu hoá, chữa trướng bụng, đau bụng. Nước xông Bạc hà (có thể phối hợp với các cây có tinh dầu khác) rất hiệu quả đối với cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Cũng dùng làm thuốc sát trùng và xoa bóp nơi sưng đau.
  • Nước cất Bạc hà (sau khi gạn tinh dầu) đã bão hoà tinh dầu nên rất thơm (hoặc 1-2ml tinh dầu trong 1 lít nước đã đun sôi để nguội) dùng để pha thuốc súc miệng, làm thuốc đánh răng cho thơm và sát trùng răng miệng, họng. Có thể uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê để giúp tiêu hoá. Ðau bụng, ỉa chảy, uống mỗi lần 4-6 thìa cà phê vào lúc đau. Còn dùng dưới dạng cồn Bạc hà (lá Bạc hà 50g, tinh dầu Bạc hà 50g, rượu vừa đủ 1 lít) ngày dùng nhiều lần, mỗi lần 5-10 giọt cho vào nước chín mà uống.

Hỗ trợ tiêu hóa:

  • Với khả năng tăng cảm giác ngon miệng cũng như kích thích tiêu hóa. Khi bạn gặp phải vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa, bạn có thể dùng bạc hà như một liệu pháp tự nhiên để giảm các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.

Tốt cho dạ dày:

  • Bạc hà được xem là thuốc của dạ dày, có thể giải quyết các vấn đề như hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng ta có thể dễ dàng sử dụng trà bạc hà vì nó không chứa đường như kẹo bạc hà (có thể tăng kích thích dạ dày).

Hỗ trợ thanh lọc phổi:

  • Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bạc hà còn có tác dụng thanh lọc và làm sạch lá phổi của bạn.  Do đó, khi họng hoặc mũi của bạn bị sung huyết, bạn hãy thử với vài lá bạc hà, tình trạng sẽ khá hơn trông thấy.
    Tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Lá bạc hà có công dụng chữa chứng hôi miệng nên được nhiều người sử dụng như một phương thức hữu hiệu để chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư:

  • Một vài nghiên cứu đã chứng minh bạc hà có tiềm năng ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư nếu sử dụng thường xuyên.

Hỗ trợ điều trị dị ứng:

  • Nhiều người mắc bệnh dị ứng theo mùa, với tinh chất có trong lá bạc hà, triệu chứng dị ứng cũng sẽ nhanh chóng bị ngăn ngừa.

Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm:

  • Là chất kích thích tốt cho sức khởi với mùi hương có thể kích thích giác quan cũng như khiến bạn năng động hơn. Việc sử dụng tinh dầu bạc hà sẽ góp phần làm giảm thiểu tâm trạng trầm cảm của bạn.

Giúp lợi tiểu:

  • Lá bạc hà là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên mạnh mẽ và điều này có tác dụng làm sạch cơ thể của bạn.
  • Nhiều người sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm bớt giữ nước, cho phép để giảm cân. Một số thuốc lợi tiểu cũng được dùng để giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, để sử dụng bạc hà như chất lợi tiểu và hạ huyết áp của bạn thì hoàn toàn không nên.

Xoa dịu vết côn trùng cắn:

  • Thoa một ít nước chút bạc hà vào vết côn trùng cắn hay đốt để làm dịu ngứa và làm mát làn da của bạn.

Hỗ trợ điều trị hen xuyễn:

  • Lá bạc hà có tác động rất tốt trong việc giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và dị ứng do tác dụng của nấm. World’s Healthiest Foods cho biết thêm, bạc hà có chứa chất rosmarinic acid, được cho là có tác dụng chống viêm.
  • Tuy nhiên, lá bạc hà cũng được lưu ý không phải là loại thuốc y tế điều trị bệnh hen suyễn và dị ứng. Chỉ nên sử dụng lá bạc hà như tác dụng hỗ trợ điều trị và sử dụng trong các trường hợp nhẹ.

Hỗ trợ điều trị buồn nôn, sốt, ho:

  • Các dược sĩ cho rằng, lá bạc hà có thể tạo ra một loại trà giúp bạn giảm cơn buồn nôn, nôn nao khi đi ô tô, máy bay hay tàu biển. Các chất chống co thắt có trong bạc hà có thể giúp ngừa nôn, thường đi kèm với buồn nôn và đau dạ dày. Các đặc tính giảm đau của trà có thể giúp làm dịu và thư giãn dạ dày và các cơ đường ruột, giúp loại bỏ hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy hay đau dạ dày.

Tăng cường hệ thống miễn dịch:

  • Nhiều người sử dụng trà bạc hà khi họ bị cảm cúm hay cảm lạnh, bởi loại trà này có chứa canxi, vitamin B và kali, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số người cho rằng, uống trà bạc hà có thể giúp giảm các trường hợp suyễn nhẹ, mặc dù y học vẫn còn nghi ngờ về điều này. Những thành phần có trong trà bạc hà có thể giúp giảm các triệu chứng đau ốm, đồng thời giúp bạn phòng bệnh trong tương lai.

Giảm hôi miệng:

  • Những người bị hôi miệng có thể uống trà bạc hà để có hơi thở thơm mát hơn. Uống trà bạc hà thường xuyên có thể giúp chấm dứt tình trạng hôi miệng, điều khiến bạn khó chịu hay xấu hổ.

Giảm stress:

  • Hương vị của trà bạc hà được biết với công dụng giảm stress. Uống trà bạc hà giúp dễ ngủ hơn vào ban đêm nhờ vào đặc tính giảm stress. Một số người tin rằng, công dụng giảm stress khi nói đến trà bạc hà có mối liên hệ với việc tăng cường hệ thống miễn dịch mà đồ uống này mang lại.

Ðơn thuốc tham khảo:

  • Trị mắt toét: Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt ((Minh Mục Kinh Nghiệm Phương).
  • Thanh phần trên, hóa đờm, lợi hầu, cách, trị phong nhiệt: Bạc hà, tán bột, trộn mật làm hoàn, to như hạt súng (Khiếm thực), mỗi lần ngậm 1 hoàn (Giản Tiện Đơn Phương).
  • Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ: Bạc hà 1 nắm to (20-30g), Tạo giáp 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ vỏ đen, tẩm dấm, nướng cho vàng, tán bột. Lấy 200ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều(Bạc Hà Hoàn – Thánh Huệ Phương).
  • Trị lở ngứa do phong khí: Bạc hà, Thuyền thoái. Lượng bằng nhau, mỗi lần dùng 4g với rượu ấm (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
  • Trị lỵ ra máu: Bạc hà, sắc uống (Phổ Tế Phương).
  • Trị chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi (Bản Sự Phương).
  • Trị ong chích: Bạc hà gĩa, đắp lên chỗ tổn thương (Tất Hiệu Phương).
  • Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập vào trong làm cho 2 bắp chân lở loét chảy nước: Bạc hà, vắt lấy nước bôi (Y Thuyết).
  • Trị tai đau: Bạc hà tươi, ép lấy nước nhỏ vào tai (Mân Trần Bản Thảo).
  • Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng: Bạc hà 8g, Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Giải Thang – Trung dược học).
  • Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên: Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần (Thạch Cao Bạc Hà Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Tổng Phương Lục Vị Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: Bạc hà 4g, Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống thì sởi mọc ra (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).   
  • Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
  • Trị răng đau do phong hỏa: Bạc hà lá 10g, Cúc hoa 10g,  Bạch chỉ 6g, Hoa tiêu 2g, Tổ ong 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
  • Trị ngứa ngoài da: Bạc hà 30g, Thuyền thoái 30g. Tán bột, mồi lần dùng 4g, uống với nước và rượu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
  • Trị ong chích (đốt): Lá Bạc hà tươi, gĩa nát, bôi (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
  • Trị tai đau: Bạc hà tươi, gĩa nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai 3-5 giọt (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương). 

Những chú ý khi sử dụng Bạc Hà:

Trào ngược axit dạ dày:

  • Những người bị trào ngược dạ dày có thể thấy những triệu chứng này tăng cao khi uống trà bạc hà, bởi loại trà này làm dịu các cơ dạ dày. Điều này có thể khiến cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, làm tăng các triệu chứng của bệnh.

Chú ý khi sử dụng với phụ nữ có thai:

  • Những người có tiền sử sảy thai cần thận trọng và tránh uống trà bạc hà khi đang muốn có thai hoặc đang mang thai. Những người đang cho con bú cũng nên tránh uống trà này vì nó có thể gây hại cho trẻ sơ sinh.

Tương tác với thuốc khác:

  • Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định uống trà bạc hà thường xuyên. Nếu bạn dị ứng với bất kỳ loại tinh dầu bạc hà nào, bạn nên tránh uống loại trà này. Bạn cũng nên tránh uống trà bạc hà nếu bị hen suyễn vì nó có thể khiến các triệu chứng của bạn trầm trọng hơn.

Hậu quả khi sử dụng quá liều:

  • Bất cứ loại thảo dược nào khi sử dụng quá liều đều có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, và bạc hà cũng vậy. Nếu bạn sử dụng một lượng quá nhiều bạc hà, nó có thể gây ra chuột rút, tiêu chảy, buồn ngủ, đau cơ, nhịp tim chậm và run rẩy.
  • Quá liều bạc hà thường hiếm xảy ra, nhưng để ngăn chặn trường hợp này, bạn nên cẩn thận khi làm trà bạc hà. Kiểm tra lượng lá được sử dụng trong mỗi tách trà để xác định liều lượng bạn sử dụng vẫn trong giới hạn. Lý tưởng nhất, một tách trà bạc hà nên có khoảng 1 gram hay 1 muỗng lá trà bạc hà, sử dụng cho khoảng 150ml nước sôi. Bạn không nên uống nhiều hơn 2 đến 3 tách trà bạc hà mỗi ngày để tránh tác dụng phụ.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cây bạc hà”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666